Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Chủ trương phát triển cây mía ở Tuyên Quang: Vì sao nông dân không mặn mà?

PV - 11:21, 15/05/2018

Những năm qua, mía được xem là cây trồng chủ lực của tỉnh Tuyên Quang. Tuy nhiên, những mùa vụ gần đây, không ít người trồng mía đang tỏ ra chán nản, muốn bỏ cây mía để chuyển sang trồng các loại cây khác.

Huyện Sơn Dương là một trong những “vựa mía” lớn nhất tỉnh Tuyên Quang, có năm, tổng diện tích trồng mía của huyện lên tới 3.500ha. Tuy nhiên, vụ mía năm 2017, toàn huyện cũng chỉ trồng được 772,1ha, đạt 74,6% kế hoạch. Trong khi đó, diện tích phế canh (phá bỏ cây mía trồng cây khác-Pv) lên tới 397ha.

Mía là cây trồng chủ lực nhưng chưa đem lại hiệu quả rõ rệt tại Tuyên Quang. Mía là cây trồng chủ lực nhưng chưa đem lại hiệu quả rõ rệt tại Tuyên Quang.

 

Dù cho các cấp chính quyền huyện Sơn Dương tích cực vận động người dân mở rộng diện tích trồng mía, nhưng thời gian qua vì nhiều lý do, trong đó chủ yếu là do hiệu quả kinh tế mà cây mía đem lại chưa được như mong đợi nên người dân đã bỏ trồng mía chuyển sang trồng các cây ăn quả khác.

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Chủ tịch UBND xã Hợp Hòa, tổng diện tích mía hiện có của xã là hơn 130ha, chỉ đạt 78% so với kế hoạch năm 2017 của xã đề ra. Ông Hiếu đưa thêm thông tin nguyên nhân người dân ở địa phương chán trồng mía còn do diện tích mía lưu gốc đã lâu, việc thâm canh không đảm bảo. Việc thu mua, vận chuyển mía nguyên liệu của doanh nghiệp đối với người dân còn chậm; đường giao thông xuống cấp, chi phí thuê xe vận chuyển cao; thiếu lao động cục bộ trong thời điểm thu hoạch và trồng mía.

Tại các địa phương khác như xã Hồng Lạc, Sầm Dương (huyện Sơn Dương) người dân đã và đang tiếp tục phá mía trồng hoa màu, cây lâm nghiệp. Tại huyện Yên Sơn, chỉ sau 1 năm diện tích mía phế canh đã tăng gấp đôi từ 226ha (2016) lên tới 402ha (2017). Đặc biệt, xã Phúc Ninh (Yên Sơn) chỉ trong 1 năm đã có tới 162ha mía bị người dân phá bỏ.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, niên vụ 2015-2016, diện tích mía phế canh là 831ha, đến niên vụ 2016- 2017 diện tích mía phế canh đã tăng lên gấp đôi, với 1.695,4ha.

Trong khi người dân ngày càng không mặn mà, nhưng tỉnh Tuyên Quang vẫn đang xác định coi mía là một cây chủ lực trong phát triển kinh tế tại địa phương. Do vậy, ngành NN&PTNT Tuyên Quang đã phối hợp với hệ thống ngân hàng triển khai chính sách của Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư mua máy, thiết bị phục vụ phát triển cơ giới hóa; hỗ trợ đào tạo, huấn luyện kỹ thuật; giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Nhà nước, với số vốn vay là 285 tỷ đồng để đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, mua sắm máy móc phục vụ sản xuất.

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!