Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Bạc Liêu: Trên 67 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2025

Nguyệt Anh - 17:44, 21/10/2022

Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu khóa X, Kỳ họp thứ sáu đã thông qua và ban hành Nghị quyết số 15/2022/NQ-HĐND Quy định về giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, trong đó có Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2025.

Bạc Liêu sẽ giải quyết việc làm mới cho 94.000 lao động đến năm 2025 Dây chuyền sản xuất của một doanh nghiệp may tại tỉnh Bạc Liêu)
Bạc Liêu sẽ giải quyết việc làm mới cho 94.000 lao động đến năm 2025 (Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất của một doanh nghiệp may tại tỉnh Bạc Liêu)

Theo đó, vốn được phân bổ đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu là 67.197 triệu đồng. Trong đó vốn ngân sách Trung ương 58.432 triệu đồng; vốn ngân sách tỉnh đối ứng 8.765 triệu đồng.

Nghị quyết xác định tiêu chí, định mức phân bổ vốn để thực hiện 7 Dự án cụ thể như sau:

Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt;

Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị;

Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gồm có:

Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS;

Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào DTTS;

Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS;

Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch;

Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em;

Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm DTTS còn nhiều khó khăn và khó khăn đặc thù, gồm có:

Tiểu dự án 2: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi;

Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình, gồm có:

Tiểu dự án 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của Người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030;

Tiểu dự án 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình.

Nghị quyết cũng xác định việc phân bổ vốn thực hiện theo nguyên tắc tập trung, không phân tán, dàn trải, bảo đảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các cấp, các ngành; bảo đảm tính công bằng, công khai, minh bạch.

Ưu tiên bố trí vốn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng phù hợp với các mục tiêu phân bổ nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025; các nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt giai đoạn trước nhưng chưa đủ nguồn lực thực hiện đã được tích hợp tại nội dung Chương trình; tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, hộ DTTS còn gặp khó khăn và các địa bàn còn thiếu hụt cơ sở thiết yếu..

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.