Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Gia Lai: Hơn 841 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS

Ngọc Thu - 19:17, 15/10/2022

UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 2281/KH-UBND về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022 trên địa bàn.

Công tác bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS luôn được tỉnh Gia Lai quan tâm thực hiện
Công tác bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS luôn được tỉnh Gia Lai quan tâm thực hiện

Theo đó, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình năm 2022 (đã bao gồm vốn năm 2021 chuyển sang thực hiện năm 2022) là 841,088 tỷ đồng.

Trong đó, vốn ngân sách Trung ương 473,072 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 89,366 tỷ đồng, vốn vay tín dụng chính sách 228,112 tỷ đồng, vốn huy động hợp pháp khác 50,538 tỷ đồng.

Chương trình đặt mục tiêu trong năm 2022 giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi là 3%; giải quyết khoảng 14% số hộ thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS.

Phấn đấu đạt 97,62% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được bê tông hóa hoặc nhựa hóa; 89,14% thôn, làng có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 79,9% số trường, lớp học được xây dựng kiên cố; 99,9% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù họp; phấn đấu 89% người đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào DTTS được xem truyền hình và 85% đồng bào DTTS được nghe phát thanh...

Tăng cường công tác y tế để đồng bào DTTS được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại. Tiếp tục khống chế dịch bệnh ở vùng đồng bào DTTS và miền núi; 90% đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 18%...

Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. 50% di sản văn hóa truyền thống được kiểm kê, sưu tầm; 80% di tích xếp hạng được bảo vệ và chống xuống cấp. 91,9% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng. 50% thôn có đội văn hóa, văn nghệ hoạt động thường xuyên, có chất lượng.

Phấn đấu 45,8% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS...

Nội dung Chương trình gồm các dự án như: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc; Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch...

UBND tỉnh giao Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.