Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang: Chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành tổ chức thực hiện Chương trình MTQG

Minh Thu (thực hiện) - 08:12, 04/10/2022

9 tháng đầu năm 2022, mặc dù dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, nhưng tập thể Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã tập trung đổi mới, linh hoạt, sâu sát và quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành; triển khai thực hiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là việc triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 -2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG). Xung quanh nội dung này, phóng viên (PV) Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Vi Thanh Quyền - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang.

Ông Vi Thanh Quyền - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang
Ông Vi Thanh Quyền - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang

PV: Thưa ông, trong 9 tháng đầu năm 2022, công tác dân tộc, chính sách dân tộc đã được Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang triển khai như thế nào?

Ông Vi Thanh Quyền: Đối với công tác dân tộc, năm 2022 là năm thứ hai triển khai thực hiện Chương trình MTQG. Tuy nhiên, Trung ương chậm giao vốn, một số bộ, ngành Trung ương chậm ban hành Thông tư hướng dẫn, đã gây ra những khó khăn, vướng mắc trong công tác triển khai thực hiện Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Bám sát các văn bản quy định, hướng dẫn của Trung ương, Nghị quyết, chỉ đạo của Tỉnh ủy, quyết định, kế hoạch của UBND tỉnh Bắc Giang; thực hiện quy chế làm việc, chương trình công tác đề ra và nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ chính trị được giao trong năm 2022, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã triển khai thực hiện kịp thời, có chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Chủ động ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác dân tộc, chương trình, dự án chính sách dân tộc thuộc phạm vi quản lý, trong đó đã tập trung thực hiện hoàn thành tốt một số nhiệm vụ trọng tâm.

Đại diện Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam hướng dẫn người dân kỹ thuật thâm canh rừng gỗ lớn thuộc Tiểu dự án 4 - Dự án 5, Chương trình MTQG tại xã Giáo Liêm, huyện Sơn Động (tháng 9/2022)
Đại diện Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam hướng dẫn người dân kỹ thuật thâm canh rừng gỗ lớn thuộc Tiểu dự án 4 - Dự án 5, Chương trình MTQG tại xã Giáo Liêm, huyện Sơn Động (tháng 9/2022)

PV: Xin ông cho biết một số kết quả cụ thể việc thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong 9 tháng đầu năm 2022?

Ông Vi Thanh Quyền: Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang thường xuyên nắm bắt tình hình an ninh - trật tự trên vùng DTTS và miền núi, nhất là các điểm nóng, phức tạp, tranh chấp đất đai kéo dài. Thông qua nắm bắt, đã kịp thời phối hợp với các huyện, đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ, giải quyết hạ nhiệt các điểm nóng, phức tạp. Phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, chính sách dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, kết hợp tập trung tuyên truyền, vận động Nhân dân vùng DTTS tuân thủ các quy định về phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Tập trung tham mưu chỉ đạo công tác triển khai Chương trình MTQG. Ngay trong quý I/2022, Ban Dân tộc đã chủ động chủ trì, phối hợp tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình MTQG và là một trong những địa phương ban hành được Nghị quyết nguyên tắc phân bổ vốn sớm nhất cả nước.

Đến tháng 6/2022, trong hoàn cảnh một số bộ, ngành Trung ương chưa có Thông tư hướng dẫn thực hiện, nhưng để kịp thời trình HĐND tỉnh tại kỳ họp tháng 7/2022 giao vốn thực hiện và để phù hợp với thực tiễn của tỉnh, Ban Dân tộc đã trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025; và chủ động hướng dẫn các huyện, các đơn vị chủ trì xây dựng đề án, kế hoạch để triển khai thực hiện ngay sau khi HĐND tỉnh có nghị quyết giao vốn.

Bên cạnh đó, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc đang còn hiệu lực, như: Chính sách đối với Người có uy tín theo Quyết định 12/2018/QĐ-TTg; chính sách đặc thù hỗ trợ xây dựng 25 công trình cầu, ngầm dân sinh trên địa bàn vùng DTTS và miền núi của tỉnh; thực hiện hoàn thành các lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ xã, thôn, bản công tác ở vùng DTTS và miền núi; triển khai thực hiện tốt công tác nâng cao kiến thức kỹ năng, hỗ trợ làm du lịch cộng đồng cho các thôn, bản vùng DTTS và miền núi...

Song song với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, công tác thi đua khen thưởng được quan tâm thực hiện. Thông qua các phong trào đã lựa chọn 3 tập thể, 6 cá nhân là các tập thể, cá nhân người DTTS điển hình trong sản xuất, giữ gìn văn hóa vùng đồng bào DTTS; có 1 tập thể và 1 cá nhân thuộc Ban Dân tộc được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen do có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức Bắc Giang thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019 - 2025 và phong trào “Nụ cười công sở”.

Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang tặng Giấy khen cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Lục Ngạn, tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện chính sách đối với Người có uy tín trên địa bàn huyện Lục Ngạn (ngày 27/9/2022)
Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang tặng Giấy khen cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Lục Ngạn, tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện chính sách đối với Người có uy tín trên địa bàn huyện Lục Ngạn (ngày 27/9/2022)

PV: Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách dân tộc, địa phương nhận thấy còn những tồn tại, hạn chế như thế nào? Đơn vị có những giải pháp gì trong thực hiện nhiệm vụ những tháng cuối năm 2022, thưa ông?

Ông Vi Thanh Quyền: Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện công tác dân tộc vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập, khó khăn, như: Trung ương chậm phân bổ vốn, các văn bản hướng dẫn thực hiện của các bộ, ngành chậm ban hành, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình MTQG tại địa phương; công tác tham mưu của một số cán bộ cơ quan công tác dân tộc cấp huyện, xã còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu...

Từ những kết quả đạt được và những hạn chế, bất cập trên, nhằm bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành với phương châm sâu sát, quyết liệt; thực hiện tốt cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phục vụ chỉ đạo, điều hành và giải quyết công việc.

Quan tâm đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều hình thức, nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác dân tộc để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện liên quan trong việc tổ chức thực hiện chương trình, dự án, chính sách dân tộc được giao; chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình MTQG, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch và giải ngân trong năm 2022.

Cầu Đồng Thủm, xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động mới được khánh thành giúp việc đi lại, làm ăn của người dân dễ dàng, thuận lợi
Cầu Đồng Thủm, xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động mới được khánh thành giúp việc đi lại, làm ăn của người dân dễ dàng, thuận lợi

Bên cạnh đó, Ban Dân tộc tỉnh sẽ phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến mục đích, ý nghĩa, nội dung của Chương trình MTQG đến cán bộ đảng viên, Nhân dân với nhiều hình thức; từ đó tạo sự đồng thuận, tích cực tham gia và giám sát quá trình thực hiện, huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng để tổ chức thực hiện có hiệu quả các dự án trên địa bàn vùng DTTS và miền núi.

Phối hợp thực hiện tốt việc huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội vùng DTTS và miền núi; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ về nguồn lực và kỹ thuật, triển khai, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc tại vùng DTTS và miền núi. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Chương trình MTQG bảo đảm kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc và ngăn chặn những việc làm sai quy định, gây lãng phí, thất thoát trong quá trình tổ chức thực hiện.

PV: Xin cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.