Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thẩm tra sơ bộ báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Chương trình MTQG DTTS và miền núi

Hoàng Ngọc –Thanh Huyền - 21:12, 03/10/2022

Chiều 3/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm, Thường trực Hội đồng Dân tộc đã họp Phiên mở rộng thẩm tra sơ bộ Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG DTTS và miền núi) giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025, năm 2022.


Toàn cảnh Phiên họp
Toàn cảnh Phiên họp

Tham dự về phía Ủy ban Dân tộc có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.

Theo Báo cáo của Chính phủ, Chương trình MTQG DTTS và miền núi là chương trình MTQG lần đầu tiên được phê duyệt dành riêng cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, đồng thời là chương trình có tổng nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước lớn nhất hiện nay. Vì vậy, để tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình theo đúng thủ tục, trình tự và quy định của pháp luật, đòi hỏi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương phải nghiên cứu, ban hành một số lượng lớn các văn bản quy định, hướng dẫn về cơ chế, chính sách phục vụ triển khai thực hiện chương trình từ cấp Trung ương đến địa phương.

Tính đến hết tháng 8/2022, đã có 231 văn bản khác nhau được ban hành để quy định, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các nội dung về cơ chế, chính sách, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình. 50/50 các địa phương triển khai thực hiện Chương trình đã hoàn thành công tác thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 cấp tỉnh. 20/50 địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện để kiện toàn bộ máy quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình MTQG DTTS và miền núi.

Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Đinh Thị Phương Lan nêu rõ, Hội đồng Dân tộc cơ bản thống nhất với Báo cáo của Chính phủ. Bên cạnh những nỗ lực đạt được, Hội đồng Dân tộc nhận thấy, sau 1 năm triển khai thực hiện Chương trình, việc xây dựng, hoàn thiện và ban hành cơ chế chính sách còn chậm. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Trung ương, các địa phương mới cơ bản hoàn thành việc xây dựng, ban hành Nghị quyết quy định tiêu chí, nguyên tắc, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương.

Cơ bản thống nhất với Báo cáo thẩm tra sơ bộ, các đại biểu đề nghị Chính phủ đánh giá thêm về tình trạng giải ngân nguồn vốn và khả năng hấp thụ nguồn vốn của Chương trình tại các địa phương.

Phát biểu kết luận Phiên họp, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm ghi nhận nỗ lực, trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc - cơ quan được Chính phủ giao xây dựng Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Chương trình MTQG DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025, năm 2022. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội lưu ý, Chính phủ cần khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình. Đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ hơn cơ chế lồng ghép, tích hợp các nguồn lực thực hiện các Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình MTQG DTTS và miền núi.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Không chỉ là tấm gương mẫu mực trong làm kinh tế giỏi, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong thời gian qua, lực lượng già làng, trưởng thôn, Người có uy tín ở Quảng Nam đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi các hủ tục, tệ nạn, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ đó, nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền của tỉnh.