Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Vùng dân tộc thiểu số ở Quảng Bình chuyển mình mạnh mẽ

Quỳnh Chi - 12:27, 01/02/2021

Những năm qua, phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư hỗ trợcủa Đảng và Nhà nước, vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Bình đã đồng lòng, nỗ lực vươn lên xóa đói giảm nghèo,hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước.

Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Thượng Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) ngày càng được cải thiện, không còn hộ đói nghèo. (Trong ảnh: Một góc bản Cà Roòng 1, xã Thượng Trạch)
Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Thượng Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) ngày càng được cải thiện, không còn hộ đói nghèo. (Trong ảnh: Một góc bản Cà Roòng 1, xã Thượng Trạch - Ảnh: TL)

Nhiều mô hình sáng tạo

So với cách đây khoảng 5 năm về trước, diện mạo ở các huyện miền núi Quảng Bình nay đã thay da đổi thịt rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng cao. Điển hình như, tại xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, từ một xã miền núi khó khăn, nay đã về đích nông thôn mới. Những con đường bê tông trải dài đến các thôn bản, các công trình hạ tầng khang trang và hiện đại, những khu vườn xanh ngát các loại cây có giá trị kinh tế như hồ tiêu, cam, thanh long ruột đỏ… 

Chủ tịch UBND xã Trường Thủy, Nguyễn Hữu Tình cho biết: Với mô hình “Khu dân cư kiểu mẫu, khu vườn kiểu mẫu”, toàn xã hiện có 5 khu vườn mẫu được người dân quy hoạch từng lô thửa thẳng tắp, lắp hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước và công sức, áp dụng tiêu chuẩn VietGAP. Một số vườn cây ăn quả, bước đầu đã có thu hoạch. Việc đầu tư cải tạo vườn để trồng cây ăn quả, chắc chắn sẽ cao gấp nhiều lần so với trồng rừng keo lai như trước; đồng thời mở ra triển vọng để phát triển vùng cây đặc sản ở miền tây Lệ Thủy.

Riêng năm 2020, huyện Lệ Thủy đã có một năm đầy khó khăn với thiên tai lũ lụt, dịch bệnh. Trận lụt tháng 10 đã khiến Nhân dân thiệt hại khoảng 1.000 tỷ đồng. Song, được sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh, sự giúp đỡ của đồng bào cả nước, Lệ Thủy từng bước vượt qua thử thách, đạt được những kết quả quan trọng, và khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. 18/19 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững. Kết thúc năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt 47,3 triệu đồng; toàn huyện có 17/24 xã đạt chuẩn NTM.

Ông Nguyễn Văn Vương, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lệ Thủy cho hay, để giải quyết sinh kế, nâng cao hiệu quả chất lượng, sản lượng cây trồng, vật nuôi cho người dân, trong năm, huyện đã hỗ trợ trên 2,2 tỷ đồng cho các mô hình kinh tế, khảo nghiệm giống cây trồng mới. Cùng với đó, các mô hình nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao đang được quan tâm đẩy mạnh sản xuất. Các tổ chức, cá nhân đã chú trọng việc sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nhờ vậy, giá trị sản xuất ngành nông-lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,14%.

Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng

Là một huyện miền núi biên giới, những năm qua, Minh Hóa đã cụ thể hóa và vận dụng tốt các nguồn vốn chương trình, dự án (135, 30a…) của Trung ương, sự hỗ trợ của tỉnh để tập trung xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

Đến với Minh Hóa hôm nay, chúng tôi chứng kiến nhiều công trình “điện, đường, trường, trạm” đã và đang được xây dựng khang trang, đồng bộ, tạo nên một diện mạo đầy khởi sắc.

Những ngày này, công trình đường giao thông từ thị trấn Quy Đạt, qua xã Xuân Hóa nối với xã Hóa Hợp có mức đầu tư 15 tỷ đồng đang được thi công. Đây là một trong những công trình trọng điểm của huyện Minh Hóa. Với người dân các xã Hóa Hợp, Hóa Sơn, khi công trình hoàn thành, bà con sẽ rút ngắn được khoảng cách hơn 10km khi về trung tâm huyện. Người dân xã Hóa Sơn đang rất phấn khởi và chờ ngày công trình hoàn thiện.

Ông Đinh Duy Hòa, Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chính huyện Minh Hóa cho biết, trong 5 năm qua, nhờ vốn của Chương trình 30a, 135 và các nguồn vốn huy động được, huyện đã đầu tư trên 667 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng thiết yếu cho Nhân dân như điện, đường, trường học, trạm y tế… Nhờ đó, bộ mặt nông thôn, miền núi và đời sống của bà con đổi thay nhanh chóng.

Ông Hồ Kiên ở bản Dộ-Tà Vờng, xã Trọng Hóa hồ hởi nói: "Hơn 60 tuổi đời, chưa bao giờ miềng thấy, bản làng cũng như đời sống của bà con có sự đổi thay  lớn như hôm nay. Trước đây, có việc gì phải về xã, bà con phải đi bộ gần cả ngày đường; còn bây giờ đường giao thông đã vào đến bản rồi. Con cháu trong bản cũng đã được học trong những lớp học kiên cố. Hiện nay, bà con chăn nuôi, trồng rừng kinh tế, cuộc sống khấm khá hơn rất nhiều, đó là nhờ ơn của Đảng và Nhà nước”.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.