Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sức sống mới ở Ngọc Biên

Phương Nghi - 19:20, 10/01/2021

Những ngày giáp Tết Tân Sửu, về xã vùng sâu Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, nơi có 85% đồng bào Khmer sinh sống, chúng tôi nhận thấy diện mạo nông thôn đã đổi thay, khởi sắc.

Đường vào xã Ngọc Biên hôm nay.
Đường vào xã Ngọc Biên hôm nay.

Ông Huỳnh Văn Trường, Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Biên chia sẻ, trong những năm qua, trình độ dân trí của đồng bào dân tộc Khmer ở xã Ngọc Biên đã được nâng lên, từ thay đổi nhận thức, tư duy đã giúp bà con mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện xen canh, luân canh… tăng vụ. Theo đó, thu nhập trên cùng một diện tích canh tác tăng lên, đời sống của người dân được cải thiện, hộ nghèo giảm dần từng năm.

“Năm 2016, Ngọc Biên có 485 hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều (chiếm 21,55%), đến cuối năm 2020 giảm xuống chỉ còn 45 hộ (chiếm 1,9%) và 246 hộ cận nghèo. Thu nhập bình quân đầu người đạt 51 triệu đồng/người/năm. Xã đang phấn đấu đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2021”, ông Trường cho biết.

Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, xã Ngọc Biên triển khai, nhân rộng các mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả tích cực. Hàng năm, xã chỉ đạo đưa trên 800ha màu luân canh xuống chân ruộng lúa, tạo mô hình và khẳng định hiệu quả của cây đậu phộng, cây bắp, ớt chỉ thiên… nhờ đó, tạo việc làm tại chỗ cho trên 1.300 lao động.

Bên cạnh đó, 5 năm qua, xã vận động 49 hộ khá, giàu giúp 76 hộ nghèo mượn đất sản xuất với diện tích 13,6ha để trồng hoa màu. Chính quyền xã cũng thực hiện công tác vận động hỗ trợ từ thiện cho hộ nghèo với tổng kinh phí trên 3,5 tỷ đồng.

Ông Kiên Hoane ở ấp Giồng Cao, xã Ngọc Biên chăm sóc ruộng trồng dưa hấu vụ Tết
Ông Kiên Hoane ở ấp Giồng Cao, xã Ngọc Biên chăm sóc ruộng trồng dưa hấu vụ Tết

Là một trong những hộ nghèo vươn lên khá giả từ việc áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, ông Kiên Hoane ở ấp Giồng Cao, xã Ngọc Biên (huyện Trà Cú) cho biết: “Nhà tôi ít đất nên trồng trọt, chăn nuôi tôi phải tính dữ (kỹ) lắm! Nhờ UBND xã hỗ trợ nên tôi chuyển đổi mô hình đất lúa sang luân canh trồng thêm 1 vụ dưa hấu. Với 6 công ruộng chuyển đổi mô hình sang trồng dưa hấu, bắp mang lại hiệu quả kinh tế đã giúp gia đình tôi thoát nghèo, xây được nhà tường kiên cố”.

Bên canh đó, xã có 4/7 ấp thực hiện mô hình tổ tự quản giảm nghèo với 71 thành viên, trong đó có 41 hộ nghèo, 10 hộ cận nghèo và 20 hộ khác hoạt động hiệu quả. Các thành viên trong tổ cùng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, thành lập tổ hùn vốn xoay vòng không lãi, đóng góp quỹ hỗ trợ thành viên ốm đau, bệnh tật và chi phí sinh hoạt… Đồng thời, phát huy có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình 135, nguồn vốn giải quyết việc làm thông qua các hội đoàn thể; phát động 7/7 ấp thực hiện mô hình đăng ký thoát nghèo bền vững, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo.

Từ nguồn vốn vay ưu đãi sản xuất, chị Thạch Thị Ngọc Mai, ấp Tắc Hố xã Ngọc Biên đầu tư trồng cây hoa màu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ nguồn vốn vay ưu đãi sản xuất, chị Thạch Thị Ngọc Mai, ấp Tắc Hố xã Ngọc Biên đầu tư trồng cây hoa màu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bà Thạch Thị Ngọc Mai, ấp Tắc Hố, xã Ngọc Biên (huyện Trà Cú) thuộc diện hộ nghèo nhiều năm, được vay vốn tín chấp của Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư vào phát triển sản xuất, đến năm 2018, gia đình bà đã thoát nghèo. Hiện nay, ngoài chăm lo phát triển kinh tế gia đình, bà Mai còn tích cực tham gia hoạt động đoàn thể, học hỏi nhiều cách làm hay trong sản xuất, quan tâm tới việc học hành của các con.

Theo chị Trần Thị Hồng Thủy, Chủ tịch UBND xã Ngọc Biên thì, mục đích của quá trình xây dựng nông thôn mới là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con, vì thế chúng tôi luôn chú trọng đến tiêu chí giảm nghèo. Chính quyền xã đã tích cực phối hợp với các ngành chức năng tập huấn khoa học kỹ thuật, giúp bà con áp dụng vào sản xuất. Xã cũng tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách hỗ trợ, như: Đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo. Tiếp tục vận động các hộ có nhiều đất cho hộ nghèo mượn đất sản xuất để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.