Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Sống khỏe

Vitamin K - Đôi điều cần biết

Như Ý - 11:25, 24/03/2023

Vitamin K là một chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo, là nguồn dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể người. Vitamin K tham gia vào các quá trình chuyển hóa khoáng chất cho xương, duy trì chức năng não bộ và có ý nghĩa đối với quá trình đông máu. Nếu thiếu vitamin K sẽ dẫn đến tình trạng máu chảy liên tục và đôi khi gây nguy hiểm đến tính mạng.

(Tổng hợp) Vitamin K - Đôi điều cần biết

Vitamin K là gì?

Vitamin K là một loại vitamin tan trong chất béo, cần thiết cho cơ thể. Có 2 loại vitamin K dạng tự nhiên là: Vitamin K1 (còn gọi là phylloquinone) là chất đóng vai trò hoạt hóa các yếu tố đông máu ở gan. Vitamin K2 (còn gọi là menaquinone) đóng vai trò quan trọng giúp xây dựng xương và tham gia quá trình đông máu và bảo vệ tim mạch hiệu quả.

Với vitamin K3 tổng hợp thì không nên dùng, chỉ dùng khi có chỉ dẫn của bác sĩ.

Sự thiếu hụt vitamin K có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như: Mật độ khoáng xương thấp, bệnh tim, loãng xương, sâu răng, dễ chảy máu hoặc máu khó đông, một số loại ung thư, vôi hóa mạch máu, suy giảm nhận thức…

Vai trò của vitamin K trong cơ thể con người

Giảm nguy cơ đột quỵ: Vitamin K có khả năng giúp cải ngăn chặn tình trạng cao huyết áp bằng cách ngăn chặn quá trình khoáng hóa – nơi khoáng chất tích tụ trong động mạch. Điều này giúp tim bơm máu tự do khắp cơ thể.

Quá trình khoáng hóa tự diễn ra tự nhiên theo tuổi tác, và nó là một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh về tim mạch. Do đó, bổ sung vitamin K đã được chứng minh có thể giảm nguy cơ đột quỵ.

Sức khỏe tim mạch: Vitamin K có thể giúp giữ huyết áp thấp hơn bằng cách ngăn chặn quá trình khoáng hóa, nơi các khoáng chất tích tụ trong động mạch. Điều này cho phép tim bơm máu tự do khắp cơ thể. Quá trình khoáng hóa diễn ra tự nhiên theo tuổi tác và nó là một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim. Bổ sung đầy đủ vitamin K cũng đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Giúp xương chắc khỏe: Cung cấp đủ vitamin K1 trong chế độ ăn uống của bạn là chìa khóa để duy trì xương khỏe mạnh. Nó có liên quan đến chuyển hóa xương và làm tăng lượng protein cần thiết để duy trì canxi trong xương. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc tăng lượng vitamin tan trong chất béo quan trọng này có thể giúp giảm nguy cơ gãy xương.

(Tổng hợp) Vitamin K - Đôi điều cần biết 1

Đảm bảo cơ chế đông máu diễn ra tốt: Đây là chức năng nổi bật nhất của vitamin K giúp thúc đẩy sự hình thành cục máu đông. Sự đông máu là một quá trình quan trọng giúp cầm máu do chấn thương. Một trong những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên về tình trạng thiếu vitamin K là chảy máu nướu hoặc mũi cùng với các vết bầm tím.

Chống ung thư: Một số nghiên cứu cho thấy vitamin K1 và vitamin K2 có thể giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và làm giảm nguy cơ ung thư. Nhiều loại thực phẩm giàu vitamin K cũng nằm trong danh sách các thực phẩm chống oxy hóa hàng đầu như rau xanh có chứa các chất chống oxy hóa chống ung thư. Nó giúp ngăn ngừa thiệt hại từ các gốc tự do và giảm nguy cơ ung thư. Điều này làm cho các thành phần này trở thành một trong những thực phẩm chống ung thư tốt nhất.

Tăng cường chức năng não: Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thần kinh và cũng được cho là hỗ trợ chức năng não. Nó cũng có đặc tính chống viêm và giúp bảo vệ não chống lại stress oxy hóa gây ra bởi các gốc tự do. Stress oxy hóa có thể làm hỏng các tế bào. Thậm chí , có thể dẫn đến sự phát triển của các tình trạng như bệnh Alzheimer và Parkinson.

Sức khỏe nhận thức: Tăng nồng độ vitamin K trong máu có thể cải thiện trí nhớ theo từng giai đoạn ở người lớn tuổi. Vitamin K cũng có thể đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa bệnh Alzheimer, khi người lớn tuổi dùng vitamin K đã cải thiện khả năng nhận thức và ít gặp khó khăn hơn khi nhớ lại ký ức.

(Tổng hợp) Vitamin K - Đôi điều cần biết 2

Bổ sung vitamin K đúng cách

Vitamin K cần thiết cho quá trình đông máu. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta không thể lưu trữ nó với số lượng lớn. Lượng bổ sung thể thay đổi tùy theo tuổi và giới tính của bạn. Dưới đây là nhu cầu bổ sung vitamin K bạn cần lưu ý:

Đối với trẻ sơ sinh

0 – 6 tháng: 2 microgam/ngày.

7 – 12 tháng: 2,5 microgam/ngày.

Đối với trẻ nhỏ

1 – 3 tuổi: 30 microgam/ngày.

4 – 8 tuổi: 55 microgam/ngày.

9 – 13 tuổi: 60 microgam/ngày.

Đối với thanh thiếu niên và người lớn

14 – 18 tuổi: 75 microgam/ngày.

19 tuổi trở lên: 120 microgam/ngày đối với nam, 90 microgam/ngày đối với nữ.

Phụ nữ có thai và cho con bú (19-50 tuổi) : 90 microgam/ngày.

Nếu bạn đang trong tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng hoặc cơ thể không có khả năng hấp thụ được đầy đủ Vitamin K thì hãy cân nhắc việc cung cấp thực phẩm bổ sung thông qua chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh.

Ngoài việc bổ sung Vitamin K bằng những thực phẩm xanh hàng ngày, ở những người có loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh kéo dài hoặc do bệnh lý ở đường tiêu hóa làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột cần điều trị dự phòng thiếu hụt vitamin K. Dự phòng rối loạn đông máu do thiếu hụt vitamin K. Dùng Vitamin K để điều trị chảy máu sau khi sử dụng các loại thuốc quinine, salicylate hoặc kháng sinh. Vitamin K được sử dụng để đẩy nhanh quá trình lành da và giảm sưng bầm sau khi phẫu thuật.

(Tổng hợp) Vitamin K - Đôi điều cần biết 3

Thực phẩm giàu vitamin K

Trong tự nhiên có rất nhiều loại thực phẩm chứa vitamin K. Do đó, việc thêm những loại thực phẩm này vào bữa ăn là cách tốt nhất và hiệu quả nhất để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của cơ thể.

Vitamin K1 thường có nhiều trong rau xanh có màu đậm như rau càng cua, salat, súp lơ, cải bắp. Các loại rau thuộc họ nhà cải cũng là nguồn cung cấp lượng vitamin K dồi dào. 100gr cải xoăn nấu chín sẽ cho bạn 817 microgram vitamin K, rau bina, củ cải xanh, củ cải đường, rau cải xanh cũng chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng này. Mùi tây cũng được xếp vào nhóm những thực phẩm hàng đầu cung cấp loại sinh tố quan trọng này. Chỉ 10 cành mùi tây có thể cung cấp 164 microgram vitamin K.

Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy nó trong lá bạc hà, húng quế và tỏi. Không chỉ có các loại rau củ, nhiều loại hoa quả ngon và bổ dưỡng cũng chứa một hàm lượng tương đối lớn loại vitamin giúp đông máu này như: mận, kiwi, bơ, cà chua...

Còn vitamin K2 có nhiều trong phô mai lên men và các sản phẩm làm từ đỗ tương đã lên men.

Lưu ý:

Một số phản ứng phụ ít gặp khi sử dụng vitamin K bao gồm: Chán ăn, giảm vận động, khó thở, sưng gan, phù, kích ứng, cứng cơ, tái xanh, vàng mắt hoặc da…

Ngoài ra, một số phản ứng phụ hiếm gặp khác cũng có thể xảy ra như: Khó nuốt, thở nhanh hoặc thở không đều, đầu óc quay cuồng hoặc ngất xỉu, khó thở, phát ban da, nổi mẩn đỏ hoặc ngứa, đau thắt ngực, khó thở hoặc thở khò khè.

Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn tốt nhất./.

Tin cùng chuyên mục
Viêm mũi dị ứng - đôi điều bạn cần biết

Viêm mũi dị ứng - đôi điều bạn cần biết

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi. Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị kích thích và viêm không phải do virus, vi khuẩn mà do các tác nhân từ môi trường như phấn hoa, lông động vật, lông sâu, bướm, khói bụi, mạt nhà. Bệnh lý này tương đối lành tính nhưng thường gây ra nhiều vấn đề khó chịu cho người bệnh trong cuộc sống hằng ngày.