Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bệnh bạch biến - Những điều bạn chưa biết

Như Ý - 08:24, 03/08/2024

Bệnh bạch biến là một loại bệnh da liễu thường gặp mà trong đó các tế bào sắc tố da bị phá hủy từ đó làm thay đổi màu da. Căn bệnh này có thể khởi phát ở bất kỳ tuổi nào, nhưng thường gặp ở người trẻ. Bệnh bạch biến thường không gây nguy hiểm nhưng vì bệnh khá phức tạp nên quá trình điều trị bệnh bạch biến thường kéo dài và các phương pháp trị bệnh có thể đi kèm một số tác dụng phụ không mong muốn. Để phòng và chữa căn bệnh này một cách hiệu quả mời các bạn tham khảo những thông tin sau đây.

Bệnh bạch biến thường không gây nguy hiểm nhưng vì bệnh khá phức tạp nên quá trình điều trị bệnh bạch biến thường kéo dài và các phương pháp trị bệnh có thể đi kèm một số tác dụng phụ không mong muốn.
Bệnh bạch biến thường không gây nguy hiểm nhưng vì bệnh khá phức tạp nên quá trình điều trị bệnh bạch biến thường kéo dài và các phương pháp trị bệnh có thể đi kèm một số tác dụng phụ không mong muốn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh bạch biến là do thiếu hụt melanin - một loại sắc tố quyết định màu sắc của da. Tuy chưa có cơ chế rõ ràng, nhưng việc thiếu hụt này có thể liên quan đến các yếu tố sau:

Bệnh tự miễn: Nhiều vùng da bị giảm hoặc mất sắc tố do sự phản ứng thái quá của hệ thống miễn dịch làm loại bỏ các sắc tố của da.

Gen: Bệnh bạch biến có thể xuất hiện do đột biến gen làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các tế bào sắc tố.

Stress: Việc thường xuyên căng thẳng hoặc gặp chấn thương dẫn đến sự suy giảm các tế bào melanocytes (có vai trò tạo ra các hạt melanin).

Tác nhân môi trường: Một số tác nhân như thức ăn bẩn, khí thải, bức xạ tia cực tím, hoá chất độc hại có thể làm thay đổi hoạt động bình thường của tế bào melanocytes hoặc kích hoạt các gen liên quan đến bệnh bạch biến có sẵn trong cơ thể.

(Tổng hợp) Bệnh bạch biến-những điều bạn chưa biết 1

Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch biến

Bạch biến là một loại bệnh rất dễ nhận biết thông qua những dấu hiệu sau:

Trên da xuất hiện những mảng, những vết mất sắc tố hình tròn hay hình bầu dục, giới hạn rõ và có khuynh hướng phát triển ngoại vi và liên kết với nhau. Vị trí xuất hiện thường là những vùng hở, có tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời như tay, chân, mặt, cổ,..

Các vùng da bị bạch biến vẫn như bình thường, không teo, không đóng vảy, không đau ngứa, không mất cảm giác trên vùng da đó.

Lông hay tóc trên các vùng tổn thương cũng có thể bị mất sắc tố. Lòng bàn tay, bàn chân và niêm mạc thường sẽ không xuất hiện thương tổn.

(Tổng hợp) Bệnh bạch biến-những điều bạn chưa biết 2

Phương pháp phòng ngừa bệnh bạch biến

Tránh dùng chất kích thích như cà phê, bia rượu, thức khuya, giảm stress.

Khi ra ngoài trời đội mũ rộng vành, đeo kính, mặc quần áo dài.

Nên bôi kem chống nắng trước khi ra nắng 30 phút kể cả ngày trời râm.

Làm xét nghiệm định kỳ phát hiện một số bệnh liên quan như bệnh tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên và định lượng insulin máu.

Ngoài ra, cần lưu ý những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh bạch biến.

Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Chế độ dinh dưỡng: Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường ăn rau xanh và hạn chế các món chiên nhiều dầu mỡ.

(Tổng hợp) Bệnh bạch biến-những điều bạn chưa biết 3

Các biện pháp điều trị bệnh bạch biến

Hiện nay, điều trị bệnh còn nhiều khó khăn, việc điều trị chỉ mới dừng lại ở việc giải quyết triệu chứng.

Thuốc: Nhóm thuốc có tác dụng tăng cảm ứng với ánh sáng toàn thân hoặc tại chỗ như chế phẩm có psoralen như meladinin, melagenin kết hợp với việc chiếu tia cực tím bước sóng ngắn hoặc dài tại vùng tổn thương. Các tác dụng phụ của nhóm thuốc này bao gồm chán ăn, tăng men gan, vàng da. thuốc được bôi tại chỗ có thể làm cho đám bạch biến bị đỏ rát phỏng nước nên có thể dùng kết hợp với các thuốc chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch (corticoid, immuran, cyclosporin). Thuốc được chỉ định ở những bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên.

Corticosteroid là thuốc bôi được lựa chọn để phối hợp với các liệu pháp trị liệu khác như laser CO2, UVB phổ hẹp, dẫn xuất vitamin D3… đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn, nhất là những trường hợp bạch biến khu trú. Cùng với tác dụng chống viêm, nhóm thuốc này còn có tác dụng ức chế hệ miễn dịch của người bệnh bằng cách tác động làm giảm số lượng các cytokine. Chính vì vậy thuốc làm giảm hoạt động của tự kháng thể gây rối loạn sắc tố. corticosteroid có nhiều nhóm thuốc khác nhau, việc lựa chọn loại thuốc cụ thể phụ thuộc vào vị trí xuất hiện của các mảng rối loạn sắc tố. Hydrocortisone được ưu tiên sử dụng đối với những tổn thương ở mặt. Những vị trí khác trên da nên lựa chọn corticosetroid nhóm III, IV. Tuy nhiên, vì tác dụng phụ, mà thuốc bị hạn chế sử dụng cho bệnh bạch biến ở trẻ em, và không nên sử dụng kéo dài trên 2 tháng.

Thuốc uống chống nắng: ở bệnh nhân bạch biến, chất lượng cũng như số lượng của tế bào sắc tố giảm sút nên khả năng bảo vệ cơ thể trước tác hại của ánh sáng mặt trời. gây ra sự sụt giảm khả năng bảo vệ cơ thể dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Ngoài việc sử dụng các thuốc chống nắng dạng bôi ngoài da, người bệnh nên kết hợp cả dạng thuốc uống chống nắng để tránh sự cháy nắng ở những vùng da giảm sắc tố. Việc chống nắng còn giúp làm giảm sự tương phản màu sắc giữa vùng da lành và da bệnh, tránh mất thẩm mỹ, cũng như tránh hiện tượng Koebner làm tổn thương da.

Tư vấn tâm lý: Bệnh bạch biến gây ra nhiều tác động lên tâm lý của người bệnh, gây giảm sút chất lượng cuộc sống. một số vấn đề mà người bệnh phải đối mặt bao gồm bất thường về tâm lý, khó khăn về tình dục, băn khoăn, lo lắng và phối hợp các vấn đề trên. Do đó, vai trò của việc tư vấn tâm lý trong điều trị bạch biến là vô cùng quan trọng, cần nhấn mạnh để người bệnh hiểu rõ bệnh chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ chứ ít nguy hiểm đến tính mạng.

Cấy tế bào sắc tố da: Đây là phương pháp mới trong việc điều trị bệnh lý này. Với khoa học công nghệ hiện đại, cho phép người bệnh có thể tách mô và cấy vào các vùng bị bệnh. Tuy nhiên, chi phí để sử dụng phương pháp này là cao và đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn giỏi nên nó không được áp dụng rộng rãi.

(Tổng hợp) Bệnh bạch biến-những điều bạn chưa biết 4

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo một số cách chữa bệnh bạch biến thể nhẹ tại nhà theo phương pháp dân gian sau đây:

Chữa bạch biến tại nhà bằng củ riềng: Củ riềng là một loại thuốc nam quen thuộc được ông cha ta sử dụng để chữa bệnh bạch biến. Với vị cay cùng tính ấm, củ riềng giúp hỗ trợ điều trị tốt các bệnh như rối loạn sắc tố da, lang ben, hắc lào, đầy hơi chướng bụng,...

Cách chữa bệnh bạch biến bằng củ riềng cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần giã nhuyễn 1 củ riềng rồi trộn đều với rượu trắng 45 - 50 độ để được một hỗn hợp sền sệt. Sau đó thoa trực tiếp lên vùng da tổn thương rồi đợi 30 phút và rửa sạch.

Chữa bệnh bạch biến bằng củ nghệ: Từ lâu, nghệ đã được biết đến với công dụng làm đẹp và hỗ trợ sự phục hồi của làn da. Bạn có thể sử dụng bột nghệ hoặc củ nghệ giã nhỏ trộn cùng dầu mù tạt để chữa bệnh bạch biến tại nhà. Kiên trì bôi 2 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả tích cực.

(Tổng hợp) Bệnh bạch biến-những điều bạn chưa biết 5

Sử dụng chanh và húng quế: Sự kết hợp giữa chanh và húng quế là bài thuốc dân gian tuyệt vời để chữa bệnh bạch biến tại nhà. Khi kết hợp, tinh dầu trong húng quế giúp bảo vệ các tế bào và nhiễm sắc thể khỏi các bức xạ và oxi hóa của môi trường, ngăn ngừa lão hóa,... Cùng với đó, nước cốt chanh có khả năng trị viêm da, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, cải thiện làn da,...

Cách thực hiện cũng rất đơn giản, rửa sạch lá húng quế, giã nhỏ và trộn với nước cốt chanh để có một hỗn hợp là được. Kiên trì thực hiện từ 6 - 10 tháng giúp cải thiện tình trạng bệnh rõ rệt.

Đất sét đỏ: Theo kinh nghiệm dân gian, gừng tươi giã nát vắt lấy nước rồi trộn cùng đất sét đỏ giống như một loại mặt nạ đặc biệt có khả năng chữa bệnh bạch biến hiệu quả. Đất sét đỏ có công dụng trị mụn, loại bỏ tế bào chết, tái tạo và làm mịn làn da mà không gây kích ứng.

Hạt củ cải: Đây cũng là phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng để chữa bệnh bạch biến. Hạt củ cải (hay còn gọi là la bặc tử, lai phục tử,...) có vị hăng, ngọt, tính bình, chứa nhiều thành phần có khả năng kháng khuẩn, diệt khuẩn, thanh nhiệt, giải độc,...

Bạn cần 40g hạt củ cải nghiền nhỏ ngâm cùng giấm và để qua đêm. Sau đó dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da bị bạch biến trong khoảng 2 giờ cho đến khi đóng vảy thì bóc ra và rửa lại bằng nước sạch.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.