Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lợi ích bất ngờ từ quả ớt chuông

Như Ý - 14:35, 14/08/2024

Ớt chuông còn có tên gọi khác là ớt ngọt, lạc tiêu, phiên tiêu, mạy phết (Tày), mác phết, tàm phân chiu (Dao), mré (Kho)… có vị cay, tính nóng. Ớt chuông chứa rất nhiều hàm lượng vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể, có tác dụng chữa lên men ruột, ỉa chảy, kiết lỵ, nôn mửa không cầm được, viêm thanh quản, thủy thũng, thống phong, thấp khớp, xuất huyết tử cung… Sau đây là những lợi ích bất ngờ từ ớt chuông mời các bạn tham khảo.

Ớt chuông ít calo, giàu vitamin, rất tốt cho sức khỏe.
Ớt chuông ít calo, giàu vitamin, rất tốt cho sức khỏe

Nguồn dinh dưỡng từ ớt chuông

Ớt chuông có nhiều màu từ xanh, vàng, cam, đỏ. Ớt chuông chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Chúng chứa 92% là nước, phần còn lại là carb, protein, chất béo cùng các khoáng chất và vitamin.

Lượng carb trong ớt chuông đến chủ yếu từ glucose và fructose, mang đến vị ngọt tự nhiên cho ớt chuông chín, cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Ớt chuông rất giàu vitamin C. Một trái ớt chuông có thể cung cấp 169% hàm lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, ớt chuông chứa khoảng 2% chất xơ, là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, tốt cho hệ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, ớt chuông còn chứa vitamin K1, vitamin A, folate và kali, cùng nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là carotenoid, có nhiều trong ớt chuông chín. Lutein và zeaxanthin là hai loại carotenoid tìm thấy trong ớt chuông, giúp bảo vệ võng mạc khỏi các tác động oxy hóa.

Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy, một số loài ớt chuông (màu cam) hàm lượng zeaxanthin cao. Riêng ớt vàng chứa hàm lượng lutein cao, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng ở mắt và giảm nguy cơ khiếm thị.

Đặc biệt, ớt chuông đỏ là nguồn cung cấp sắt, vitamin C dồi dào, giúp tăng khả năng hấp thụ sắt qua đường ruột. Ớt chuông đỏ cung cấp 169% lượng vitamin C cơ thể cần dùng mỗi ngày, tăng khả năng hấp thụ sắt, phòng chống bệnh thiếu máu, nhất là ở tuổi dậy thì của nữ giới.

(Tổng hợp) Lợi ích bất ngờ từ quả ớt chuông 1

Mỗi một quả sẽ có hương vị và hàm lượng dinh dưỡng khác nhau như:

Ớt chuông xanh lá: Bên trong sẽ chứa nhiều Vitamin A dạng beta caroten, cứ 100g ớt chuông xanh sẽ chứa khoảng 3,5mg beta caroten và có vị hơi hăng nên sẽ khó ăn sống như ớt đỏ.

Ớt chuông màu đỏ: Ớt đỏ sẽ có vị hơi chua và chứa nhiều vitamin C, 75% dinh dưỡng của ớt đỏ là vitamin C, nếu chế biến, 100g ớt đỏ sẽ cung cấp cho cơ thể tầm 100mg vitamin C.

Tác dụng tuyệt vời từ ớt chuông

Giảm cholesterol máu

Ớt chuông chứa các capsaicin có nhiều lợi ích sức khỏe, có khả năng làm giảm cholesterol LDL "xấu", kiểm soát bệnh đái tháo đường, hạn chế đau và bớt tình trạng viêm. Ngoài ra, ớt chuông cũng có thể cung cấp 3g chất xơ, giúp điều chỉnh khả năng tiêu hóa và nồng độ cholesterol trong cơ thể.

(Tổng hợp) Lợi ích bất ngờ từ quả ớt chuông 2

Bảo vệ tim mạch và ngừa giãn tĩnh mạch

Trong ớt chuông có chứa lycopene, là một trong những carotenoid giúp bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa đột quỵ. Đồng thời nó cũng giúp kiểm soát huyết áp và cân bằng cholesterol trong cơ thể.

Bên cạnh đó, ớt chuông còn chứa nhiều capsaicin, có đặc tính chống oxy hóa, chống đột biến, chống ung thư và ức chế miễn dịch. Nó còn giúp ngăn sự hình thành và phát triển các chứng giãn tĩnh mạch và các cục máu đông.

Phòng chống ung thư

Một số loại hợp chất chống oxy hóa trong ớt chuông đỏ bao gồm lycopene có tác dụng giúp chống lại các gốc tự do có được từ việc tiếp xúc với các chất độc tự nhiên trong môi trường. Hơn nữa, lycopene còn giúp ngăn ngừa một số loại ung thư, đặc biệt ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Ngoài ra, những loại ớt chuông có màu vàng và màu da cam cũng rất giàu hàm lượng carotenoid có tác dụng tốt trong việc bảo vệ cơ thể đối với những tình trạng bệnh liên quan đến tim mạch.

Tăng cường hệ miễn dịch

Hằng ngày, bạn nên bổ sung khoảng 100g ớt chuông , chứa đến 17% lượng vitamin B6, giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa sự xâm nhập của vi sinh vật lạ. Khi bạn không bổ sung đủ lượng vitamin này, cơ thể có thể suy giảm khả năng miễn dịch và nhiễm trùng sẽ có nguy cơ xảy ra.

Tốt cho hệ thần kinh

Vitamin nhóm B có trong tất cả các loại ớt chuông đỏ, xanh và vàng, có thể kể đến như vitamin B1, vitamin B6, vitamin B9. Đó đều là những yếu tố tham gia trực tiếp trong việc dẫn truyền xung thần kinh, tăng kết nối các tế bào não, giúp não bộ vận hành một cách ổn định nhất.

(Tổng hợp) Lợi ích bất ngờ từ quả ớt chuông 3

Bổ sung và ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Những mô của các tế bào trong cơ thể sẽ không được cung cấp đủ lượng oxy nếu bị thiếu máu, dẫn đến dễ chóng mặt, hoa mắt, ù tai, nhợt nhạt, xanh xao. Nghiêm trọng hơn là mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, tim đập nhanh. Ớt chuông rất phong phú chất sắt mang đến khả năng cải thiện tình trạng thiếu máu vì thiếu sắt. Song song đó, ớt chuông cung cấp tới 300% lượng vitamin C cơ thể cần thiết mỗi ngày để tăng cường khả năng hấp thu sắt ở ruột.

Giúp giảm lo âu

Thành phần dinh dưỡng trong ớt chuông với hàm lượng vitamin B6 và khoáng chất magie trong ớt đỏ giúp giảm chứng lo âu, đặc biệt những triệu chứng liên quan đến thời kỳ tiền mãn kinh. Vitamin B6 còn giúp giảm đầy hơi ngăn ngừa huyết áp cao đồng thời còn có tác dụng thuốc lợi tiểu tự nhiên.

Hỗ trợ giấc ngủ

Nếu bạn khó ngủ có thể thêm ớt chuông vào chế độ ăn của mình. Các tryptophan trong ớt chuông có thể hỗ trợ vấn đề này. Tryptophan sẽ thúc đẩy sản xuất melatonin. Melatonin là một loại hormone thúc đẩy giấc ngủ, cho bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Tăng cường thị lực

Trong ớt chuông chứa nhiều hàm lượng vitamin A và carotenoid, lutein và zeaxanthin, giữ cho đôi mắt của bạn được khỏe mạnh. Ở người già, ăn ớt chuông bảo vệ võng mạc khỏi tác hại của quá trình oxy hóa và làm giảm các nguy cơ mắc các bệnh về mắt do tuổi tác như đục thủy tinh thể, viêm giác mạc, thậm chí cả mù lòa.

(Tổng hợp) Lợi ích bất ngờ từ quả ớt chuông 4

Làm sáng da, giảm gãy rụng tóc

Vì có tính oxy hóa mạnh mẽ và vitamin C giúp thúc đẩy hình thành collagen, từ đó làn da của bạn được cải thiện săn chắc và khỏe mạnh. Bên cạnh đó, phytonutrients có trong ớt chuông giúp điều trị thâm, mụn trứng cá và nhiễm trùng da hiệu quả. Nên ăn ớt chuông mỗi ngày còn giúp giảm tình trạng gãy rụng tóc, giúp tóc thêm chắc khỏe và mềm mượt.

Tốt cho tiêu hóa và hỗ trợ quá trình giảm cân

Hỗ trợ giảm cân và tốt cho hệ tiêu hóa là công dụng tiếp theo của việc ăn ớt chuông sống. Bởi vì nó giàu dinh dưỡng mà lại chứa rất ít calories, đặc biệt là không chứa Cholesterol. Ăn ớt chuông đỏ sống sẽ giúp tăng khả năng sinh nhiệt, đốt cháy calories nhiều hơn và tăng tốc độ trao đổi chất trong cơ thể.

Lưu ý

Vì chứa khá nhiều thành phần là chất xơ nên nếu có vấn đề về đường ruột hoặc có hệ tiêu hóa yếu thì không nên ăn ớt chuông sống. Cụ thể là bệnh viêm loét dạ dày, bị trĩ, viêm thực quản và bệnh về loãng xương cũng không nên ăn vì có thể gây bệnh viêm xương dẫn đến loãng xương. Chỉ ăn ớt chuông khi rửa sạch và nấu chín rồi mới ăn để tốt cho tiêu hóa hơn.

Mặc dù ớt chuông rất có ích cho cơ thể nhưng bạn cần phải lưu ý một vài điều sau khi sử dụng để tránh gây hại cho cơ thể: bạn cần sử dụng ớt chuông đúng cách và với lượng vừa đủ, khoảng 1 – 2 trái/bữa và 2 – 3 lần/tuần. Cố gắng chế biến chín, kĩ, đặc biệt khi bạn mắc các vấn đề về đường ruột. Đồng thời không tích trữ lâu ngày sau đó mang ra sử dụng để tránh tình trạng ớt bị mốc, thối gây tác hại xấu.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.