Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Vườn thuốc quanh ta

Công dụng kỳ diệu của lá sen

Như Ý - 16:04, 08/07/2024

Lá sen hay còn gọi là hà diệp có vị đắng, hơi chát, tính bình. Theo y học cổ truyền, lá sen có tác dụng với sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh như giải nhiệt, giảm béo, giảm mỡ máu,... Sau đây là một số công dụng kỳ diệu của lá sen mời các bạn tham khảo.

Theo y học cổ truyền, lá sen có tác dụng với sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh như giải nhiệt, giảm béo, giảm mỡ máu
Theo y học cổ truyền, lá sen có tác dụng với sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh như giải nhiệt, giảm béo, giảm mỡ máu

Công dụng của lá sen

Cải thiện sức khỏe tim mạch: Thành phần kali trong lá sen dồi dào có tác dụng bảo vệ tim mạch, duy trì nhịp tim. Từ đó, ngăn ngừa mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ.

Giảm cholesterol trong máu: Các hoạt chất trong lá sen có tác dụng chống co thắt cơ trơn, ức chế sự loạn nhịp tim, đồng thời còn giảm cholesterol trong máu. Ngoài ra, thành phần lá sen có kali và natri giúp ngăn ngừa mỡ máu, giảm cholesterol trong máu.

Giải độc, mát gan: Trong lá sen có chứa hoạt chất Quercetin và Flavonoid. Hai hoạt chất này không chỉ có tác dụng chống oxy hóa mà còn giúp thanh nhiệt và giải độc cho gan. Đồng thời, hai hoạt chất này có tác dụng chống lại vi khuẩn và virus, ngăn chặn chúng làm hại gan, bảo vệ sức khỏe lá gan.

Giảm cân: Hàm lượng calo và carbohydrate trong lá sen giúp dạ dày no lâu. Từ đó, giảm cảm giác thèm ăn, giúp các chị em giảm mỡ bụng, lấy lại vòng eo thon gọn.

Làm đẹp da: Lá sen còn được dùng để rửa mặt vì có chứa hoạt chất oxy hóa tự nhiên giúp loại bỏ tạp chất, bã nhờn, bụi bẩn, tế bào chết và tiêu diệt vi khuẩn bám trên da. Không những thế, cách làm này còn điều tiết khí huyết, tăng lưu thông máu để da có vẻ đẹp mịn màng hơn.

Điều trị hạ huyết áp: Alkaloid trong lá sen có khả năng kiềm chế tăng huyết áp. Từ đó, giúp huyết áp được điều hòa và ổn định hơn.

Ngăn ngừa mẩn ngứa, mụn nhọt: Các chất trong lá sen có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm cao nên có lợi trong chống ngứa, mụn nhọt, ngăn ngừa viêm nhiễm.

(Tổng hợp) Công dụng kỳ diệu của lá sen 1

Chữa tiêu hóa, bệnh dạ dày: Những người có bệnh về dạ dày, tiêu hóa uống nước lá sen giúp dễ chịu, ngăn ngừa táo bón, chống lại vi khuẩn gây hại.

Lợi tiểu, nhuận tràng: Các alkaloid và cellulose chứa trong lá sen có thể thúc đẩy quá trình bài tiết dịch vị, tăng cường nhu động ruột, giúp ngăn ngừa và điều trị táo bón. Ngoài ra, lá sen còn có tác dụng giải độc, làm đẹp, tiêu sưng, lợi tiểu.

Chữa đau mắt: Thành phần flavonoid có trong lá sen có tác dụng sát khuẩn, giảm đỏ và đau nhức ở mắt.

Chữa mất nước: Đối với những người bị tiêu chảy mất nước, nếu không khắc phục kịp thời gây bất lợi cho cơ thể. Lá sen có thể cải thiện được tình trạng này. Bạn sử dụng lá sen non, tươi thái nhỏ rồi ép lấy nước rồi uống nhiều lần trong ngày.

Chữa mất ngủ: Trong lá sen có thành phần Pyridoxine làm thư giãn mạch máu. Từ đó, giúp dễ đi vào giấc ngủ, cải thiện chất lượng giấc ngủ và cảm thấy dễ chịu hơn.

Cầm máu, điều trị chảy máu cam: Quercetin và Flavonoid trong lá sen có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và có khả năng tái tạo mạch máu bị tổn thương. Từ đó, giúp cầm máu, ngăn ngừa vết thương bị nhiễm trùng.

(Tổng hợp) Công dụng kỳ diệu của lá sen 2

Các bài thuốc từ lá sen

Chữa rối loạn mỡ máu: Lấy 100g lá khô, sắc nước uống trong ngày.

Hoặc lấy 20g lá sen, 20g hạ khô thảo, 20g mạn kinh tử cùng 5 quả ô mai đem sắc với 200ml, uống 1 ngày 1 lần.

Chữa mất ngủ: Lấy 30g lá sen loại bánh tẻ, rửa sạch. Thái nhỏ, phơi khô sắc (hoặc hãm nước sôi) để uống. Bài thuốc này có tác dụng lớn hơn tâm sen.

Chữa đau mắt: Dùng 10g lá sen, 10g hoa hòe, 4g cúc hoa vàng, sắc uống chữa đau mắt. Bài thuốc này còn chữa cao huyết áp.

Trị sốt xuất huyết: Lá sen 40g, ngó sen hoặc cỏ nhọ nồi 40g, rau má 30g, hạt mã đề 20g, sắc uống ngày một thang. Nếu xuất huyết nhiều, có thể tăng liều của lá và ngó sen lên 50-60g.

Chữa đau đầu: Dùng lá sen, kết hợp với đỗ trọng, mỗi thứ lấy 12g, cùng hạnh đào, sao vàng sau đó giã nát rồi hòa với nước uống.

Chữa váng đầu kèm ù tai hoa mắt: Dùng 10g lá sen, 10g đỗ trọng tươi cùng 6g hạch đào nhân sao và giã nát. Đem sắc với 400ml, bỏ bã, lấy nước chia đều thành nhiều lần uống, ngày 1 thang.

Chữa tăng huyết áp: Lá sen kết hợp với tuyền phúc hoa, bán hạ cùng với thảo quyết minh, mỗi loại lấy 20g, đằng sâm, thiên ma, trần bì mỗi loại 20g. Đem nguyên liệu nấu với 1 thang thuốc rồi chia hai lần uống.

Chữa ho, nôn ra máu: Lá sen, ngó sen, sinh địa (mỗi vị 30g), trắc bá, ngải cứu (mỗi vị 20g). Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong ngày.

Chữa băng huyết, chảy máu cam, tiêu chảy ra máu: Dùng 40g lá sen để sống, 12g rau má sao vàng, thái nhỏ. Sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

Chữa máu hôi không ra hết sau khi sinh: Sao thơm 20-30g lá sen, tán nhỏ rồi uống với nước. Hoặc sắc với 200ml nước còn 50ml uống một lần trong ngày.

(Tổng hợp) Công dụng kỳ diệu của lá sen 3

Đắp nhọt: Lấy cuống lá sen đem sắc nước đặc để rửa lên vùng da bị mụn nhọt ngày 1-2 lần. Lá sen rửa sạch, giã thật nhuyễn cùng với cơm nếp rồi đắp lên chỗ bị mụn nhọt. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần là được.

Phòng chống béo phì: Một lá sen tươi, 100g gạo tẻ, đem nấu cháo dùng với đường trắng. Có thể thêm đậu xanh để tăng sức thanh nhiệt giải độc. Nếu không có lá sen tươi có thể dùng lá sen khô. Tuy nhiên trước khi dùng phải ngâm cho mềm. Hoặc mỗi ngày uống trà lá sen cũng rất tốt. Trong những ngày hè oi bức có thể lấy lá sen hãm nước sôi, uống thay trà để chống nóng, giải nhiệt, đỡ khát.

Chống mất nước: Đối với những người bị tiêu chảy vừa khỏi, cơ thể đang bị thiếu nước. Lấy lá sen non (loại lá còn cuộn lại chưa mở càng tốt) rửa sạch, thái nhỏ, ép lấy nước uống làm nhiều lần trong ngày. Hoặc thái nhỏ, trộn với các loại rau ghém, ăn sống hằng ngày.

Trị mụn nhọt: Dùng ngoài, núm cuống lá sen nấu nước đặt để rửa, rồi lấy lá sen rửa sạch, giã nát với cơm nếp, đắp làm tan mụn nhọt.

Trị cảm nắng: Lấy lá sen 10g, kim ngân hoa 6g đem sắc uống thay trà mỗi khi thấy khát.

Chữa biến chứng sau tăng huyết áp hoặc xuất huyết não: 20g lá sen; 12g mỗi vị đỗ trọng, cam thảo; 10 gam mỗi vị sinh địa, mạch môn, tang ký sinh, bạch thược. Mỗi ngày sắc uống một thang.

Chữa di tinh: Sao khô và nghiền thành bột mịn lá sen, mỗi ngày uống 2 lần.

(Tổng hợp) Công dụng kỳ diệu của lá sen 4

Lưu ý

Để không gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể, nên uống nước lá sen trước bữa ăn ít nhất 30 phút hoặc sau bữa ăn khoảng 1 giờ.

Về cơ bản trà lá sen có thể dùng 3-4 lần một ngày. Những người có dấu hiệu táo bón có thể tăng tần suất thích hợp. Tốt nhất là uống khi bụng đói. Uống trước bữa ăn. Không để trà qua đêm.

Nhiều người uống lá sen sai cách dẫn đến cảm giác hoa mắt, chóng mặt...

Tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải bất kỳ ai sử dụng cũng được. Những người có các tình trạng như huyết áp thấp, phụ nữ có thai, người đang cho con bú và phụ nữ đang trong thời kỳ hành kinh, người có thể trạng hư hàn với những biểu hiện như hay thấy lạnh trong người, chân tay lạnh, hay đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài phân nát… tuyệt đối không sử dụng lá sen.

Ngoài ra, không nên dùng nước lá sen thay nước khi đang dùng các thực phẩm giảm cân khác.

Không nên uống trà lá sen để qua đêm.

Tin cùng chuyên mục
Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau còn có tên gọi khác là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, soọng ca, thài léng,… có vị cay, tính ấm. Cây ngải cau thường được sử dụng cho nam giới thận dương hư suy, tinh lạnh, liệt dương, tay chân yếu mỏi, phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục...Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây ngải cau mời các bạn tham khảo.