Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Viết tiếp bài “Quận Cầu Giấy - Ai vẽ “đường cong mềm mại” từ Trung Yên 6 ra Nguyễn Khang?”: Liệu chính quyền có bỏ qua quy hoạch, cố tình nắn đường vào nhà dân?

Nhóm PVĐT - 08:23, 11/01/2022

Đó là câu hỏi mà hàng chục hộ dân thường trú tại đường Nguyễn Khang, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội và dư luận đang rất quan tâm. Trước đó, Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải bài viết: “Quận Cầu Giấy - Ai vẽ “đường cong mềm mại” từ Trung Yên 6 ra Nguyễn Khang?”, bài báo được bạn đọc quan tâm và chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn. Tiếp theo, là rất nhiều cơ quan báo chí, truyền thông, kể cả Đài Truyền hình Việt Nam đã vào cuộc phản ánh, nhưng sự việc đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Quy hoạch chi tiết Khu phố mới Trung Yên, tỷ lệ: 1/500 được UBND TP. Hà Nội phê duyệt tại Quyết định 4185/QĐ-UB ngày 6/12/1996
Quy hoạch chi tiết Khu phố mới Trung Yên, tỷ lệ: 1/500 được UBND TP. Hà Nội phê duyệt tại Quyết định 4185/QĐ-UB ngày 6/12/1996

Người dân bức xúc!

Khi UBND quận Cầu Giấy xúc tiến triển khai “Dự án đầu tư xây dựng công trình đoạn đường nối từ Trung Yên 6 ra đường Nguyễn Khang”, gần 30 hộ dân đã bất ngờ và bức xúc vì nhận được thông báo thu hồi đất. Bởi căn cứ Quy hoạch chi tiết Khu phố mới Trung Yên, tỷ lệ: 1/500 được UBND TP. Hà Nội phê duyệt tại Quyết định 4185/QĐ-UB ngày 6/12/1996, các hộ dân rất yên tâm vì khi mở tuyến đường nối từ Trung Yên 6 ra đường Nguyễn Khang sẽ không đi qua đất của họ.

Qua xác minh, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển được biết, ngày 10/11/2017, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 7867/QĐ-UBND “về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Dự án xây dựng đoạn đường nối từ đường Trung Yên 6 ra đường Nguyễn Khang, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội”. Điều bất thường là Quyết định 7867/QĐ-UBND không hề căn cứ vào Quy hoạch chi tiết Khu phố mới Trung Yên, tỷ lệ: 1/500 được UBND TP. Hà Nội phê duyệt tại Quyết định 4185/QĐ-UB ngày 6/12/1996.

Chính vì vậy, các hộ dân bị thu hồi đất cho rằng việc thu hồi đất trên không đúng với quy hoạch được UBND Thành phố phê duyệt từ năm 1996 là trái với quy định của pháp luật. Nên nhiều hộ dân đã gửi đơn khiếu nại đến UBND quận Cầu Giấy và các cơ quan chức năng... Nhưng không hiểu vì lý do gì, mà đến nay sự việc vẫn không được giải quyết một cách thấu đáo.

Theo Bản đồ quy hoạch 1/500 được UBND TP. Hà Nội phê duyệt tại Quyết định 4185/QĐ-UB, thì nhà ông Quý và ông Vệ không thuộc diện thu hồi
Theo Bản đồ quy hoạch 1/500 được UBND TP. Hà Nội phê duyệt tại Quyết định 4185/QĐ-UB, thì nhà ông Quý và ông Vệ không thuộc diện thu hồi

Chính quyền có tỏ lời dân?

Ông Đặng Văn Quý - thường trú tại 85 đường Nguyễn Khang, người đã 2 lần gửi Đơn kêu cứu khẩn cấp tới Báo Dân tộc và Phát triển cho biết, ông mới gửi Đơn khiếu nại tới Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy, đối với Quyết định số: 2911/QĐ-UBND, ngày 24/12/2021 của UBND quận Cầu Giấy về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án Xây dựng đoạn đường nối từ Trung Yên 6 ra đường Nguyễn Khang.

Theo ông Quý, chính quyền quận Cầu Giấy không áp dụng chính sách tái định cư đối với gia đình ông. Trong Phương án chi tiết được phê duyệt (kèm theo Quyết định) thì số hộ gia đình (cặp vợ chồng) đang sinh sống trực tiếp tại địa chỉ nơi thu hồi đất là 2 hộ, với 8 nhân khẩu; diện tích đất còn lại (ngoài chỉ giới) là 23,6 m2.

Ông Quý phân trần: “Chỉ còn 23,6 m2 đất mà có tới 8 nhân khẩu thuộc 2 gia đình sinh sống thì có bảo đảm cho chúng tôi cuộc sống bình thường như trước khi 2 gia đình tôi bị thu hồi gần 1/2 diện tích đất? Trong Phương án, UBND quận Cầu Giấy xác định đất gia đình tôi bị thu hồi có nguồn gốc “là đất sử dụng ổn định để ở của gia đình ông Đặng Văn Quý và Hoàng Thị Chung từ sau 15/10/1993”. Trong khi đó, gia đình tôi sử dụng ổn định từ năm 1992. Có nhiều tài liệu chứng minh cho việc đó, điển hình là trích lục bản đồ thửa đất do ông Kim Tích thực hiện (có Vi bằng kèm theo). Với những nội dung trên, gia đình tôi đề nghị quận Cầu Giấy phải xác định đúng thời điểm gia đình tôi sử dụng diện tích đất bị thu hồi là từ năm 1992 (trước ngày 15/10/1993)”.

Cùng hoàn cảnh với ông Quý là ông Lê Văn Vệ ở số 85B Nguyễn Khang, phường Yên Hòa, quận Cầu giấy. Trong Đơn tố cáo và kêu cứu khẩn cấp gửi tới tòa soạn Báo Dân tộc và Phát triển, ông Vệ nêu rõ: Trên thực tế, ông không hề nhận được Phương án dự thảo nhưng đã được nhận Phương án chính thức!

Ông Vệ đã gửi Đơn khiếu nại Hội đồng không giao cho ông Phương án dự thảo là vi phạm về thủ tục thu hồi đất, thể hiện sự coi thường nhân dân của cán bộ quản lý trong Hội đồng. Trong Phương án chính thức, sự xác định rõ ràng ông được nhận căn hộ tái định cư số 1304, trong khi không một lần ông được tham dự buổi bốc thăm do Hội đồng tổ chức. Vậy dựa vào đâu để xác định ông được nhận căn hộ 1304 mà không phải là căn hộ khác?.

Ông Vệ cho biết, trong Phương án chi tiết được phê duyệt đã xác nhận gia đình ông có 2 hộ với 8 nhân khẩu đang sinh sống trên phần đất bị thu hồi và gia đình không có chỗ ở khác, nhưng chỉ cho gia đình ông mua 1 căn hộ tái định cư là sai với quy định của pháp luật.

Ông Vệ và nhiều người bị thu hồi đất khác đã nhiều lần yêu cầu Hội đồng công khai quy hoạch, là căn cứ pháp lý để thu hồi đất và Quy hoạch chi tiết Khu phố mới Trung Yên, tỷ lệ: 1/500 được UBND TP. Hà Nội phê duyệt tại Quyết định 4185/QĐ-UB ngày 6/12/1996, nhưng đến nay, chưa một lần, người dân được đáp ứng.

Đài Truyền hình quốc gia cũng đã vào cuộc phản ánh về vụ việc
Đài Truyền hình Việt Nam cũng đã vào cuộc phản ánh về vụ việc

Thiết nghĩ, để làm rõ những vấn đề người dân còn thắc mắc và khẳng định việc thu hồi đất của các hộ dân có khiếu nại là “phù hợp với các quy hoạch” đã được phê duyệt theo đúng trình tự, chính quyền nên công khai bản đồ 1/500 đã được phê duyệt tại Quyết định số 4185 và các quyết định điều chỉnh để người dân nắm được.

Liên quan tới vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Nam Thắng - Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Cầu Giấy, ông Thắng cho biết, Trung tâm căn cứ Quyết định số 7867 ngày 10/11/2017 của UBND TP. Hà Nội về phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình đoạn đường nối từ Trung Yên 6 ra đường Nguyễn Khang. Còn về Quy hoạch chi tiết Khu phố mới Trung Yên, tỷ lệ: 1/500 được UBND TP. Hà Nội phê duyệt tại Quyết định 4185/QĐ-UB ngày 6/12/1996, ông Nguyễn Nam Thắng thừa nhận: “Hiện dự án trên không căn cứ vào quyết định này để thi hành”.

Được biết ngày 7/12/2021, UBND quận Cầu Giấy lại có Giấy mời số 249/GM-UBND mời đại diện người dân có đất bị thu hồi đến họp Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án xây dựng đường nối từ Trung Yên 6 ra đường Nguyễn Khang. Nhưng hiện nay, người dân có đất bị thu hồi làm Dự án đường nối từ Trung Yên 6 ra đường Nguyễn Khang vẫn tiếp tục gửi đơn thư khiếu nại đến các cơ quan chức năng đề nghị làm rõ.

Mong rằng, các cơ quan chức năng có liên quan cần khẩn trương xác minh làm rõ, có hay không việc bỏ qua hay sửa quy hoạch, uốn cong con đường vì lợi ích nhóm. Và, kịp thời giải quyết những vướng mắc của người dân, để họ an tâm ổn định cuộc sống và tránh khiếu kiện kéo dài gây mất tình hình an ninh trật tự tại địa bàn.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục thông tin.

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!