Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phải ứng dụng công nghệ trong quản lý đất đai

PV - 19:10, 29/10/2021

Đây là phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại thảo luận Tổ đại biểu Quốc hội chiều 29/10 về quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chủ tịch nước nhấn mạnh, quy hoạch đất đai là nền tảng quan trọng để phát triển các loại hình khác trong tái cơ cấu. “Nước ta "tam sơn, tứ hải, nhất đẳng điền", là một trong những nước bình quân đất đai thấp, chúng ta có 33 vạn km2 mà dân số tới 100 triệu người. Chính vì đất không sinh sôi nên chúng ta phải sử dụng có hiệu quả. Đây là yêu cầu rất lớn, lâu dài. Phải sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, dành đất cho thế hệ con cháu”, Chủ tịch nước nói.

Theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, dù có xã hội hóa lĩnh vực nào nhưng riêng đất đai Nhà nước phải quản lý, “chứ không phải vô nguyên tắc trong cổ phần hóa về đất đai”. Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh yêu cầu chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai với các cấp, các ngành.

Trong quy hoạch, Chủ tịch nước tán thành về quy hoạch đất lúa ổn định 3,5 triệu ha. “Thế giới hiện nay vẫn có trên 1,5 tỷ người đang đói kém, chúng ta không nói sản xuất lương thực bằng bất cứ giá nào, không phải làm lúa để dân nghèo mà chúng ta khoanh lại đất lúa 3,5-3,6 triệu ha để "cắm cọc" cho con cháu đời sau”, Chủ tịch nước nói và định hướng phải tạo ra không gian, chính sách sử dụng linh hoạt, chặt chẽ để tiếp tục sản xuất lúa.

Bên cạnh đó, Chủ tịch nước cũng nhắc đến việc cần thiết phải có 15 triệu ha trồng rừng để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, đạt độ bao phủ rừng 42-43%. Ông đề nghị tiếp tục phát động chương trình trồng 1 tỷ cây xanh, tương đương với 6 triệu ha rừng để tạo ra môi trường sống hài hoà.

Chủ tịch nước cũng đánh giá cao hướng dành đất cho phát triển công nghiệp. Những vùng sử dụng đất kém hiệu quả, vùng đồi, vùng không trồng lúa 2 vụ trở lên thì nên quy hoạch để làm công nghiệp, dịch vụ.

Về một số biện pháp cần thực hiện, Chủ tịch nước cho rằng, ngoài chống tiêu cực, tham nhũng trong quy hoạch đất đai thì vấn đề cải cách hành chính cũng rất quan trọng khi thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai còn phiền hà. Ngoài ra, phải ứng dụng công nghệ, có cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai rõ hơn, giống như cơ sở dữ liệu dân cư.

Việc áp dụng công nghệ phải được đặt ra mạnh mẽ hơn đối với công tác quản lý đất đai ở Việt Nam, Chủ tịch nước nói.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.