Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Vì sao Pan Khèo nghèo dai dẳng?

Hoài Dương - 10:00, 18/10/2019

Những năm qua, đã có nhiều chính sách, dự án được triển khai, nhằm hỗ trợ bà con bản Pan Khèo (100% là đồng bào dân tộc Mông), xã Thèn Sin, huyện Tam Đường (Lai Châu) giảm nghèo. Thế nhưng, đến nay vẫn còn 90% trong số 56 hộ của bản (284 khẩu) là hộ nghèo, 10% cận nghèo.

Những ngôi nhà phân bố rải rác ở bản Pan Khèo.
Những ngôi nhà phân bố rải rác ở bản Pan Khèo.

Được anh Bùi Đình Thành, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Thèn Sin dẫn đường, chúng tôi vào Pan Khèo. Trời khô ráo, nhưng con đường đất duy nhất nối bản Pan Khèo với trung tâm xã Thèn Sin cũng khá khó đi. Chỉ 8km mà chúng tôi cũng phải mất gần tiếng đồng hồ đi xe máy mới vào đến bản.

Là một trong những của bản, anh Giàng A Dềnh, sinh năm 1987, cho biết: “Cùng với các hộ khác trong bản, năm 2015, tôi được Nhà nước hỗ trợ 10 triệu đồng từ Chương trình 135. Tôi đã dùng số tiền đó mua 2 con trâu vừa để sinh sản, vừa để phục vụ cày cấy. Tuy nhiên, do thời tiết khắc nghiệt chỉ sau đó 1 năm, 2 con trâu đều lần lượt bị dịch và chết. Đến nay, gia đình tôi vẫn là một trong những hộ nghèo của bản”.

Cũng như anh Dềnh, gia đình anh Hảng A Kỷ, sinh năm 1983, là một trong những hộ đã được Nhà nước hỗ trợ từ nhiều Chương trình như 135, 30a… Thế nhưng đến nay, gia đình anh Kỷ vẫn nằm trong số hộ nghèo nhất của bản.

“Gia đình tôi được hỗ trợ 10 triệu đồng từ Chương trình 135 để mua vật nuôi tăng gia sản xuất. Thế nhưng do không biết cách chăm sóc dẫn đến vật nuôi chết hết. Cuộc sống hằng ngày của gia đình giờ chỉ trông chờ vào 2 sào lúa, gần như thiếu ăn”, anh Kỷ chia sẻ.

Lý giải về nguyên nhân Pan Khèo vẫn chiếm trên 90% là hộ nghèo, mặc dù bà con đã được hưởng rất nhiều chương trình, chính sách giảm nghèo của Đảng, Nhà nước, ông Nguyễn Văn Bắc, Phó Chủ tịch UBND xã Thèn Sin, cho biết: Sinh kế của dân bản chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên việc chăn nuôi, trồng trọt lại gặp rất nhiều khó khăn. Do thiếu nguồn nước, đất đai cằn cỗi, thời tiết khắc nghiệt, dẫn đến các loại cây trồng, vật nuôi khó sinh trưởng và phát triển.

Bên cạnh đó, kỹ thuật canh tác lạc hậu; giao thông cách trở, thiếu vốn, thiếu thông tin, thiếu tư liệu, phương tiện sản xuất; mặt khác nhận thức bà con hạn chế, phần lớn còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước là những cản trở khiến cho tỷ lệ hộ nghèo của cả bản còn cao, hơn 90% theo tiêu chí mới.

“Chỉ cách đây một năm, để vào được bản chỉ có duy nhất một con đường dân sinh. Tuy nhiên, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và tỉnh, tuyến đường lên bản Pan Khèo đang được đầu tư với tổng vốn 33 tỷ đồng. Hy vọng khi tuyến đường từ trung tâm xã lên bản hoàn thành sẽ là động lực để người dân nơi đây vượt khó vươn lên thoát nghèo”, Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Bắc kỳ vọng.

Kỹ thuật canh tác lạc hậu; giao thông cách trở, thiếu vốn, thiếu thông tin, thiếu tư liệu, phương tiện sản xuất; mặt khác nhận thức bà con hạn chế, phần lớn còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước là những cản trở làm cho tỷ lệ hộ nghèo của cả bản còn cao, hơn 90% theo tiêu chí mới.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.