Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Vẽ và bán tranh hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19

PV - 12:28, 26/07/2021

"Đóng băng" là tình trạng hiện nay của nhiều hình thức nghệ thuật do tác động của dịch Covid-19 nhưng mảng hội họa vẫn vẽ thêm những sắc màu ý nghĩa cho chính mình.

Họa sĩ nhí Xèo Chu. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Họa sĩ nhí Xèo Chu. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Bốn phiên đấu giá trực tuyến trong khuôn khổ triển lãm "Câu chuyện dòng sông" diễn ra trên trang Facebook Jang Kều (https://fb.com/jangkeu2007) từ ngày 24 đến 31/7. Toàn bộ khoản thu từ đấu giá các tác phẩm trong bộ sưu tập "Câu chuyện dòng sông" được sử dụng để hỗ trợ những người chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Ban đầu, triển lãm "Câu chuyện dòng sông" được công bố hôm 14/7 nhằm gây quỹ cho các hoạt động của chương trình "River ơi". Và rồi, trước tình hình phức tạp của dịch Covid-19 tại TP. HCM, mục đích gây quỹ của triển lãm được chuyển sang đóng góp cho chiến dịch "Be strong Việt Nam 24/7" với 2 hướng chính: "Tiếp sức tuyến đầu" và "Thực phẩm sẻ chia".

"Câu chuyện dòng sông" trưng bày hơn 20 tác phẩm của các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế vốn tích cực trong các hoạt động vì cộng đồng. Họ gồm các họa sĩ: Lê Đình Nguyên, Tôn Thất Bằng, Doãn Hoàng Lâm, Nguyễn Quốc Thái, Nguyễn Văn Thể, Phạm Bình Chương, Ngô Bình Nhi, Phương Bình, Nguyễn Thế Hùng, Hùng Rô, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Thắng, Trung Liêm, cựu đại sứ Hy Lạp tại Việt Nam - họa sĩ Nicolaos D. Kanellos, họa sĩ Hadi Soesanto người Indonesia...

Thay vì diễn ra trực tiếp tại bảo tàng hoặc phòng tranh, triển lãm "Câu chuyện dòng sông" được tổ chức trực tuyến qua nền tảng phòng tranh 3D tại chuyên trang https://artspaces.kunstmatrix.com/en/exhibition/. Điều này giúp người xem có thể thưởng thức nghệ thuật dễ dàng hơn, an toàn hơn, cũng như mở rộng cho nhiều người.

Trước đó, họa sĩ nhí Xèo Chu (tên thật Phó Vạn An, SN 2007) đã tổ chức triển lãm tranh trực tuyến mang tên "Pandemic Paintings" từ ngày 16 đến 22/7, với 3 bộ tranh có chủ đề gồm hoa, ruộng bậc thang và biển. Trong 2 ngày 18 và 20/7, Xèo Chu đã bán đấu giá trực tuyến 8 bức tranh trên trang Facebook cá nhân. Bức tranh được bán đấu giá cao nhất là 320 triệu đồng. Bảy tranh còn lại bán đấu giá được từ 82 triệu đến 230 triệu đồng/bức.

Tổng số tiền bán đấu giá tranh, cộng với những người đấu giá tranh không thành công đóng góp cho Xèo Chu, là 2,9 tỉ đồng được dùng để ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19 (mua trang thiết bị y tế tặng Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM). Ngoài ra, Xèo Chu còn chuyển 388 triệu đồng bán tranh phiên bản giới hạn cho bếp ăn Bệnh viện Tâm Anh để mua thêm rau củ quả, hỗ trợ lực lượng phòng chống dịch.

Cuộc triển lãm và đấu giá tranh online "Hướng về Sài Gòn - Kết nối yêu thương" được Vietnam Art Space (VAS) tổ chức từ ngày 17 đến 21/7 cũng thành công tốt đẹp với 24/145 bức tranh đã được mua. Tổng số tiền thu được là 415.610.000 đồng được dùng để mua những món quà thiết thực tặng người nghèo tại TP. HCM.

Ngoài ra, nhóm họa sĩ "Sài Gòn mình thương nhau" bằng các hoạt động văn hóa - nghệ thuật, bán tranh đã nhận về hơn 800 triệu đồng. Nhóm họa sĩ 33A và các họa sĩ gốc Hà Tây ủng hộ tranh (bao gồm khung, phí vận chuyển trong nước) để đấu giá gây Quỹ "Gieo gạo" vì người khó khăn ở TP. HCM...

Những buổi triển lãm online và đấu giá tranh đã, đang và sẽ diễn ra với mục đích chính là tương trợ những hoàn cảnh khó khăn liên quan đến dịch Covid-19 ở TP. HCM. Họa sĩ Nguyễn Minh cho biết nhóm 33A hy vọng góp được chút công sức nhỏ bé để đồng hành với Quỹ "Gieo gạo" vì những người dân đang gặp khó khăn trong dịch bệnh tại TP. HCM.

Nói về hành trình đấu giá tranh để ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19, họa sĩ nhí Xèo Chu bộc bạch: "Nếu là bác sĩ thì con đã đăng ký đi chữa bệnh rồi nhưng con chỉ là học sinh thôi nên không biết làm gì để trợ giúp mọi người. May mắn là con còn biết vẽ tranh...". /.

Theo thống kê, số tranh mà giới mỹ thuật sưu tập bán vì cộng đồng trong 2 năm qua là hơn 1.500 bức, đóng góp cả chục tỉ đồng. Nhà đấu giá Lý Thị ước tính số người Việt mua tranh theo hướng sưu tập là hơn 1.000 vào năm 2020, tăng mạnh so với khoảng 300 người trong những năm 2010. Chính vì vậy mà các tác phẩm vì thiện nguyện, nếu có đủ chất lượng - thường thì giá bán thấp hơn - sẽ thu hút các nhà sưu tập chuyên nghiệp.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.