Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân vùng biên giới: Đa dạng các hình thức tuyên truyền (Bài 1)

Phạm Nguyên - 07:46, 14/10/2022

Với hình thức tuyên truyền phong phú, phù hợp với từng địa phương, sau hơn 5 năm thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017 - 2021” đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân ở 13 xã biên giới trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Cán bộ Đồn Biên phòng Đăk Long tuyên truyền pháp luật cho các hộ đồng bào trên địa bàn xã Đăk Long.
Cán bộ Đồn Biên phòng Đăk Long tuyên truyền pháp luật cho các hộ đồng bào trên địa bàn xã Đăk Long.

Bám dân để tuyên truyền

Tỉnh Kon Tum có đường biên giới quốc gia dài hơn 292 km tiếp giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia; khu vực biên giới của tỉnh có dân số gần 61.600 người, gồm 25 thành phần dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 77%, sinh sống ở 99 thôn, làng thuộc 13 xã của 4 huyện biên giới, gồm: huyện Đăk Glei, Ngọc Hồi, Sa Thầy và Ia H’Drai.

Xác định thực hiện có hiệu quả Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017-2021” là điều kiện quan trọng để nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật và đời sống của Nhân dân ở khu vực biên giới, UBND tỉnh Kon Tum đã thành lập Ban Chỉ đạo phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai thực hiện Đề án.

Ban Chỉ đạo Đề án đã tiếp nhận, tổ chức biên soạn, phát hành 32 đề cương tuyên truyền pháp luật và xuất bản 71 loại/23.650 tờ gấp tuyên truyền, phổ biến pháp luật, gồm các Luật, Nghị định mới có liên quan trực tiếp đến đời sống của cán bộ, nhân dân trên khu vực biên giới, với nội dung ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, hình thức trình bày phong phú nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên khu vực biên giới.

Trung tá Võ Văn Cường, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Đăk Nhoong cho biết: Đơn vị đã chủ động phân công các đồng chí công tác ở Đội địa bàn, Đội trinh sát, Đội vận động quần chúng thường xuyên triển khai bám dân, bám địa bàn, kết hợp tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở tại địa phương. Căn cứ vào tình hình thực tế thì có những hình thức tuyên truyền phù hợp để Nhân dân dễ hiểu và dễ nhớ.

Theo ông A Tải, Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Nhoong, huyện Đăk Glei, hiện các Câu lạc bộ tư vấn pháp luật, Tổ tuyên truyền pháp luật, Tổ hòa giải hoạt động cơ bản nền nếp. Đội ngũ cán bộ, công chức đã đề cao vai trò, trách nhiệm trong việc thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước nhanh chóng đi vào cuộc sống.

Nâng cao nhận thức pháp luật cho Nhân dân

Sau 5 năm triển khai thực hiện Đề án, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã đi vào nề nếp và phát huy hiệu quả tích cực. Điển hình như xã Đăk Nhoong, huyện Đăk Glei là một trong 13 xã biên giới của tỉnh Kon Tum thực hiện có hiệu quả Đề án. Xã có hơn 24 km đường biên giới, giáp cụm thôn Đăk Ba, huyện Đăk Chưng, tỉnh Sê Kông, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Toàn xã có 6 thôn, 700 hộ, với hơn 2.320 nhân khẩu, đồng bào DTTS chiếm hơn 96%. Với đặc thù nhân dân ở hai bên biên giới có mối quan hệ họ hàng nên việc thăm thân thường xuyên diễn ra, đây cũng chính là điều kiện để các đối tượng lợi dụng, dụ dỗ để người dân vi phạm pháp luật. Chính từ những yếu tố đó, Đồn Biên phòng Đăk Nhoong đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền xã lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017 – 2021”.

Thiếu tá Nguyễn Văn Hội (bên trái), Đội vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Đăk Nhoong tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho Nhân dân thôn Đăk Ung, xã Đăk Nhoong.
Thiếu tá Nguyễn Văn Hội (bên trái), Đội vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Đăk Nhoong tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho Nhân dân thôn Đăk Ung, xã Đăk Nhoong.

Thiếu tá Nguyễn Văn Hội, nhân viên Đội vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Đăk Nhoong cho biết: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã được đổi mới, thay vì tập trung đông người như trước, bây giờ chúng tôi và cán bộ xã đã đến từng nhà tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân; tổ chức tuyên truyền theo nhóm hộ, qua hệ thống loa truyền thanh của xã. Cùng với đó, chúng tôi thường xuyên gần gũi, xem bà con Nhân dân như anh em ruột thịt, như người thân của chính bản thân mình để lắng nghe, tiếp thu những ý kiến, từ đó hiểu được phong tục, tập quán để đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sát với thực tế cuộc sống của Nhân dân. Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhận thức về pháp luật của cán bộ, Nhân dân ở khu vực biên giới được nâng lên, tình trạng vi phạm pháp luật giảm dần.

“Nhờ cán bộ Đồn Biên phòng và cán bộ xã tuyên truyền, phổ biến thì tôi và gia đình hiểu rõ về pháp luật, từ đó mình biết và thực hiện để không vi phạm pháp luật, nhất là Luật Biên giới Quốc gia, Luật Giao thông đường bộ”, ông A Nguyệt, thôn Đăk Ung, xã Đăk Nhoong, huyện Đăk Glei cho biết.

Cùng với đó, 16 Đồn Biên phòng đứng chân ở 13 xã biên giới tỉnh Kon Tum đã chủ động tham mưu, phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền địa phương thành lập 10 Câu lạc bộ Tư vấn pháp luật; 160 Tổ hòa giải kiêm Tổ tự quản an ninh trật tự thôn, làng; 35 ngăn sách, tủ sách pháp tại các Đồn Biên phòng và 13 xã biên giới. Qua đó, kịp thời tư vấn, giải đáp những vấn đề pháp luật cho Nhân dân.

Đại tá Phạm Cảnh Toàn, Phó Chính ủy Bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum cho biết: Thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017-2021” đã góp phần quan trọng kịp thời đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhanh chóng đi vào cuộc sống; xây dựng ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của cán bộ, nhân dân; phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Ông Vi Văn Sơn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An: Tăng cường công tác tham mưu quản lý, điều hành tổ chức hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Ông Vi Văn Sơn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An: Tăng cường công tác tham mưu quản lý, điều hành tổ chức hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Thực hiện giai đoạn I: từ 2021-2025 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng... Ông Vi Văn Sơn, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về thành quả, định hướng trong công tác điều hành, quản lý, tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 trong giai đoạn tiếp theo.