Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tuyên Quang: Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với du lịch

Nghĩa Hiệp - 17:56, 17/12/2020

Là tỉnh miền núi có tiềm năng và thế mạnh về du lịch và sản phẩm nông nghiệp giá trị, những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực xây dựng các sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP.

Với nhiều cảnh đẹp, con người thân thiện, các giá trị văn hóa truyền thống phong phú và đa dạng là thế mạnh để tỉnh Tuyên Quang xây dựng những sản phẩm du lịch.
Với nhiều cảnh đẹp, con người thân thiện, các giá trị văn hóa truyền thống phong phú và đa dạng là thế mạnh để tỉnh Tuyên Quang xây dựng những sản phẩm du lịch.

Đặt mục tiêu phát triển du lịch, và xác định du lịch là một trong ba khâu đột phá của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015 - 2020, Ông Lê Hải Nam, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh cho biết: “Để OCOP và du lịch gắn kết chặt chẽ và hòa hợp như là một sản phẩm OCOP du lịch. Tỉnh Tuyên Quang đã xây dựng kế hoạch, phát triển các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao phục vụ nhu cầu du lịch. Tỉnh đã khuyến khích các địa phương, tổ chức, cá nhân chủ động xây dựng, quản lý nhãn hiệu sản phẩm, hình thành nên thương hiệu riêng và trên cơ sở đó hình thành lên các sản phẩm du lịch gắn với thương hiệu”.

Điển hình như, sản phẩm chè Shan Tuyết của HTX Hồng Thái, Na Hang, khi khách du lịch đến với xã Hồng Thái, có thể tham gia du lịch đồi chè, tự tay hái chè theo hướng dẫn và sao chè, đóng gói... tự tạo ra những sản phẩm của riêng mình nhưng mang thương hiệu nổi tiếng của địa phương.

Anh Hoàng Thái Cường, du khách đến từ Quảng Ninh cho biết: “Tôi có dịp đến điểm nhảy dù tại Hồng Thái, Na Hang. Tại đây, tôi được ngắm những cảnh đẹp hùng vĩ, ruộng bậc thang lúa chín vàng và còn được tự tay làm ra những túi chè mang về biếu người thân. Đây là trải nghiệm lần đầu tôi được thử, rất thú vị, tôi mong muốn sẽ có nhiều dịp để quay trở lại đây”.

Hiện nay, huyện Na Hang có 6 sản phẩm của 5 chủ thể, đăng ký sản phẩm tham gia OCOP hoàn thiện hồ sơ đăng ký đánh giá phân hạng. Ông Chẩu Trung Kiên, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Na Hang cho biết: “Các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP đều là những sản phẩm tiềm năng, đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho địa phương. Đạt tiêu chuẩn OCOP là cơ hội để sản phẩm phát triển thương hiệu, mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm gắn với phát triển du lịch, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Với lợi thế huyện có nhiều điểm du lịch ấn tượng, đây cũng chính là cơ hội lớn để sản phẩm OCOP phát triển thương hiệu, trở thành quà tặng cho khách du lịch trong và ngoài nước”.

Bên cạnh huyện Na Hang, huyện Lâm Bình cũng đã và đang tập trung phát triển về dịch vụ du lịch nông thôn. Tiêu biểu tại huyện Lâm Bình, có 3 xã Khuôn Hà, Lăng Can, Thượng Lâm chọn Homestay làm sản phẩm OCOP. Bao gồm: Homestay Mai Tụy, thôn Nà Muông, xã Khuôn Hà; Homestay Nặm Đíp, xã Lăng Can; Homesay Tài Ngào, xã Thượng Lâm.

Xây dựng những sản phẩm OCOP du lịch từ chuẩn hoá các Homestay.
Xây dựng những sản phẩm OCOP du lịch từ chuẩn hoá các Homestay.

Anh Chẩu Văn Tụy, chủ Homestay Mai Tụy bày tỏ: “Chúng tôi được lãnh đạo  địa phương định hướng và cán bộ hướng dẫn cách đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm OCOP. Chúng tôi đã đưa ra những quy định về việc tiếp đón du khách sao cho thật văn minh, lịch sự; vệ sinh môi trường sạch sẽ. Những quy định về việc không sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã làm thực phẩm, không khai thác gỗ trái phép làm nhà... cũng được phổ biến đến người dân”.

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch được đánh giá là tiềm năng mới để người nông dân làm giàu trên chính làng quê của mình, nâng cao giá trị sản phẩm. Hy vọng các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức, các hộ kinh doanh...sẽ tự điều chỉnh để có bước đi vững chắc, cách làm phù hợp để loại hình dịch vụ này trở thành “con gà đẻ trứng vàng” cho ngành Du lịch và nông nghiệp tỉnh nhà.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.