Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chàng trai Ba Na bảo tồn văn hóa bằng homestay

Thùy Dung - Lê Hường - 11:27, 15/01/2020

Với mong muốn giữ gìn và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống của đồng bào Ba Na, anh Đinh A Ngưi ở làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang (Gia Lai) đã mạnh dạn đầu tư mở homestay theo kiến trúc truyền thống của dân tộc Ba Na để giữ chân khách du lịch trong những lần ghé thăm Kbang.

Anh Đinh A Ngưi chủ nhân của homestay
Anh Đinh A Ngưi chủ nhân của homestay

Mạnh dạn làm homestay

Ghé thăm làng Kgiang (xã Kông Lơng Khơng) thật không khó để nhận ra homestay của anh Đinh A Ngưi, dân tộc Ba Na đầu tiên mở dịch vụ lưu trú cho những người khách ghé thăm vùng Đông Trường Sơn. Cổng vào được anh A Ngưi thiết kế đơn giản, mộc mạc. Một vài nét chữ vài món ăn của người địa phương, tên chủ nhân và số điện thoại liên lạc trên một tấm biển gỗ.

Trò chuyện với chúng tôi, anh A Ngưi cho biết: “Ý tưởng mở homestay được xuất phát trong những lần dẫn tour cho khách du lịch ghé thăm Kbang. Nhận thấy nhu cầu của khách muốn được trải nghiệm và khám phá thêm về Tây Nguyên, mình chợt nhận ra phải làm gì đó để níu giữ du khách. Đồng thời quảng bá được những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Ba Na. Nghĩ là làm, tháng 2/2019 mình bắt đầu mở dịch vụ homestay và thiết kế các tour du lịch trên địa bàn huyện Kbang”.

Homestay của anh A Ngưi được xây dựng trên diện tích 1ha, với 4 phòng ngủ và 1 nhà sinh hoạt cộng đồng. Bước đầu làm homestay, anh A Ngưi cũng gặp phải nhiều khó khăn, khi không nhận được sự ủng hộ của gia đình. “Nhà mình có biết homestay là gì đâu. Nghe mình bảo đầu tư tiền bạc làm thì không ai trong gia đình ủng hộ cả. Nhưng với niềm đam mê và khát khao mang văn hóa truyền thống để giới thiệu cho mọi người biết đến đã thôi thúc mình phải làm. Tính đến cuối năm 2019, lượng khách trong và ngoài nước lưu trú ở homestay đã lên đến gần 2.000 lượt”, A Ngưi cho biết.

Truyền cảm hứng cho dân làng làm du lịch

Vốn là cán bộ của Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện Kbang, anh A Ngưi hiểu rõ được những nét văn hóa đặc sắc, cũng như thế mạnh của đồng bào Ba Na. Trước khi mở homestay, anh A Ngưi đã kêu gọi được các đội cồng chiêng, múa xoang lớn nhỏ của làng, các đội nấu ăn, dệt thổ cẩm, các nghệ nhân hát sử thi… để phục vụ cho những tour du lịch và lưu trú qua đêm. Anh còn vận động người dân nuôi heo, gà, ủ rượu cần, để khi có khách thì sẽ có sẵn nguyên liệu phục vụ.

Anh A Ngưi cho biết: “Mình có may mắn khi được người dân tin tưởng, nên công tác vận động người dân cùng làm du lịch không có nhiều khó khăn. Đến nay, mỗi khi khách du lịch ghé thăm, dù là không đặt lịch trước mình vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách. Heo, gà, rượu tất cả đều có sẵn trong vườn nhà dân cả rồi, không lo thiếu”.

Làng Kgiang hiện có 140 hộ, 100% là đồng bào Ba Na. Nhờ sự vận động của A Ngưi họ đều chung tay làm du lịch. Từ ngày có homestay của A Ngưi, đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào nơi đây ngày càng khởi sắc hơn. Khi có khách du lịch ghé thăm, họ lại được phô diễn tài năng, thả hồn trong những điệu chiêng, xoang. Thông qua việc diễn xướng, đồng bào cũng có thêm chút kinh phí để mang về cho gia đình.

Già làng Đinh B’lich cho biết: “Từ ngày có A Ngưi làm du lịch, văn hóa truyền thống của người Ba Na vùng này ngày càng được nhiều người biết đến. Nhờ A Ngưi mà nhiều người dân có thêm thu nhập, san sẻ bớt những khó khăn về kinh tế; đồng thời còn quảng bá được văn hóa của người đồng bào mình”.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.