Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sức hút từ homestay

PV - 11:39, 22/10/2018

Thay vì chọn những nhà nghỉ hoành tráng hay khách sạn cao cấp, hiện nay khách du lịch đang có xu hướng muốn ở ngay tại nhà người dân địa phương để tìm hiểu văn hóa, cuộc sống của đồng bào. Xu hướng này đã và đang tạo điều kiện cho dịch vụ kinh doanh homestay ở tỉnh Tuyên Quang từng bước phát triển.

Tiềm năng sẵn có

Chuyện những nông dân làm du lịch đã trở nên quen thuộc đối với nhiều hộ dân ở thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình. Ngôi nhà sàn người Dao của bà Triệu Thị Xướng nằm nép mình dưới chân núi, phong cảnh hữu tình đã được nhiều du khách lựa chọn làm điểm dừng chân. Bà Xướng chia sẻ, gia đình bà bắt đầu tham gia làm du lịch cộng đồng từ năm 2014. Với mức giá dịch vụ ngủ lại qua đêm là 80.000 đồng/du khách. Tùy theo thực đơn, ăn trưa và tối dao động từ 80.000-100.000 đồng/người, gia đình sẽ đáp ứng theo yêu cầu. Ngày cao điểm, gia đình bà đón tiếp trên 30 du khách. Từ loại hình dịch vụ này đã mang đến nguồn thu nhập khá cho gia đình.

Khách du lịch được trải nghiệm và tìm hiểu văn hóa, cuộc sống của người dân địa phương. Khách du lịch được trải nghiệm và tìm hiểu văn hóa, cuộc sống của người dân địa phương.

Được sự hướng dẫn, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, nhiều hộ dân ở Lâm Bình, Na Hang đã chủ động đầu tư để làm du lịch. Ông La Văn San, dân tộc Tày, Bí thư Chi bộ thôn Nà Khá, xã Năng Khả (Na Hang) đã đi đầu trong việc chỉnh trang nhà cửa, xây dựng các công trình vệ sinh khép kín. Ông San nói, thôn còn thành lập Đội văn nghệ hát Then để phục vụ du khách. Ngoài ra, nhiều gia đình còn đầu tư mua sắm thuyền chở khách du lịch đi tham quan cảnh đẹp trên vùng lòng hồ. Mô hình du lịch này không chỉ thu hút du khách trong nước mà nhiều du khách nước ngoài cũng khá hào hứng để được trải nghiệm.

Bên cạnh đó, những năm gần đây, vào dịp Lễ hội Thành Tuyên, một số hộ dân ở Yên Sơn và TP. Tuyên Quang cũng đã tham gia làm du lịch homestay. Tại xóm 15, xã Kim Phú (Yên Sơn) có 3 hộ dân làm dịch vụ homestay. Những căn nhà sàn truyền thống đã được các hộ dân dọn dẹp sạch sẽ, chuẩn bị chu đáo các đồ dùng cần thiết để phục vụ du khách.

Khách du lịch ở ngay tại nhà người dân địa phương. Khách du lịch ở ngay tại nhà người dân địa phương.

Đây là mô hình do Tỉnh đoàn phối hợp với các địa phương thực hiện. Trung bình mỗi năm có 25-30 hộ tại các xã Kim Phú, Thắng Quân (Yên Sơn), Lưỡng Vượng, Thái Long, Đội Cấn và các phường Nông Tiến, Minh Xuân (TP. Tuyên Quang) tham gia, đã bước đầu tạo thành phong trào làm du lịch homestay tại các địa phương.

Phát triển bền vững

Huyện Lâm Bình có 4 điểm du lịch cộng đồng, gồm: Nà Đông, Nà Tông (Thượng Lâm), Nặm Đíp (Lăng Can), Nà Muông (Khuôn Hà) được UBND tỉnh công nhận; huyện Na Hang có làng văn hóa du lịch thôn Nà Khá, Nà Vai thuộc xã Năng Khả.

Thời gian qua, các địa phương đã chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc, mới lạ đáp ứng nhu cầu của du khách.

Theo anh Hoàng Văn Thức, Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Lâm Bình, huyện thường xuyên cho các hộ đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Hà Giang.

Du khách nước ngoài trải nghiệm du lịch homestay tại thôn Nặm Đíp, xã Lăng Can (Lâm Bình). Ảnh: Mạnh Cường Du khách nước ngoài trải nghiệm du lịch homestay tại thôn Nặm Đíp, xã Lăng Can (Lâm Bình). Ảnh: Mạnh Cường

Bên cạnh việc khôi phục nghề trồng bông, dệt vải, các hộ dân còn hướng dẫn khách du lịch tham gia trải nghiệm dệt thổ cẩm. Ngoài ra, mỗi thôn, bản thành lập từ 1-2 đội văn nghệ, tổ chức tập luyện các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ, các trò chơi dân gian truyền thống…Huyện cũng chú trọng tuyên truyền các hộ dân giữ nguyên hiện trạng, cảnh quan, kiến trúc, trang phục truyền thống, tạo không gian văn hóa đậm đà bản sắc.

Đối với Na Hang, hình ảnh du lịch Na Hang được quảng bá rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Huyện đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng chương trình quảng bá danh lam thắng cảnh và ẩm thực Na Hang. Hiện nay, bên cạnh làng văn hóa du lịch Nà Khá, thuộc xã Năng Khả, huyện đang xây dựng làng văn hóa thôn Khau Tràng, thuộc xã Hồng Thái. Với độ cao 1.420m so với mực nước biển, Hồng Thái đang được xem là Sa Pa thứ hai ở khu vực phía Bắc. Những bản làng trù phú của người Dao Tiền, những cánh đồng bậc thang và cả những vườn lê trĩu quả là tiềm năng để du lịch Na Hang phát triển.

Tuy nhiên, để giữ chân du khách lâu hơn tại các điểm, làng du lịch, chính quyền các địa phương đang rất trăn trở với giải pháp nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo hơn nữa.

GIANG LAM

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.