Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tự hào thổ cẩm Làng Teng

Phương Lê - 13:35, 21/11/2019

Từ xưa, người phụ nữ Hrê ở Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) đều biết dệt thổ cẩm và độ tinh xảo của những sản phẩm làm ra là “tiêu chuẩn” để đánh giá một người phụ nữ đảm đang. Nhờ đôi bàn tay khéo léo, những người phụ nữ đã dệt nên những tấm thổ cẩm với sắc màu sặc sỡ, nhiều họa tiết cầu kỳ và gìn giữ nó theo năm tháng.

Cứ đến những ngày lễ hội, hầu hết đồng bào Hrê đều mặc trang phục thổ cẩm truyền thống
Cứ đến những ngày lễ hội, hầu hết đồng bào Hrê đều mặc trang phục thổ cẩm truyền thống

Nét văn hóa độc đáo

Đời sống văn hóa tinh thần của người Hrê ở Quảng Ngãi rất phong phú và đa dạng. Đứa trẻ Hrê khi sinh ra đã thấy người mẹ bên khung dệt, miệt mài tuốt từng sợi vải để làm nên tấm khố, khăn choàng. Người con gái lớn lên lại được mẹ dạy cho cách xe chỉ, nhuộm màu. Và cứ thế truyền từ đời này sang đời khác, nghề dệt thổ cẩm đã tạo nên những sản phẩm phục vụ nhu cầu cuộc sống hằng ngày, như trang phục váy, áo cho phụ nữ; khố, áo cho đàn ông; khăn đội đầu, tấm đắp, tấm địu con, túi đựng đồ dùng...

Theo các già làng, truyền thống của người Hrê là mặc đồ dệt thổ cẩm. Đàn ông đóng khố, mặc áo cánh ngắn hoặc ở trần, quấn khăn. Phụ nữ mặc váy hai tầng khoác yếm cánh đen, đầu trùm khăn, đeo trang sức vòng cổ bằng đồng và đeo vòng hạt cườm. Màu chủ đạo của thổ cẩm là đen, đỏ, trắng. 

Trong quan niệm của đồng bào Hrê, màu đen và trắng tượng trưng cho đất và nước, màu đỏ tượng trưng cho thần linh. Trước đây, sản phẩm thổ cẩm của đồng bào Hrê dệt thủ công, nguyên liệu chủ yếu là bông trồng trên rẫy. Cứ đến tháng 3, tiết trời ấm áp, bông nở rộ, người phụ nữ Hrê mang gùi lên rẫy hái bông về phơi khô tách hạt, nhồi mịn, kéo thành sợi, sau đó đem nhuộm thành nhiều màu khác nhau, rồi đưa vào dệt.

Có thể nói, những sản phẩm thổ cẩm không còn đơn thuần là sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, mà còn là nét văn hóa độc đáo của đồng bào Hrê nơi đây. Cứ đến những ngày lễ hội, tết Ngã rạ, mừng mùa lúa mới... đồng bào Hrê lại khoác lên mình bộ trang phục thổ cẩm truyền thống của dân tộc. 

Đối với người Hrê ở Làng Teng, thổ cẩm là nét văn hóa đầy tự hào
Đối với người Hrê ở Làng Teng, thổ cẩm là nét văn hóa đầy tự hào

Tín hiệu vui để bảo tồn và phát huy giá trị

Để dệt nên một tấm thổ cẩm, bên cạnh dùng nguyên liệu, tạo màu, công đoạn làm khung dệt và kỹ thuật dệt đòi hỏi rất công phu, nhưng có lẽ khó nhất vẫn là kỹ thuật dệt. 

Trải qua bao biến thiên, nghề dệt thổ cầm ở Làng Teng dần bị mai một. Tuy nhiên, những người phụ nữ Làng Teng hôm nay đã rất nỗ lực để khôi phục và quyết tâm gìn giữ nghề. Các sản phẩm thổ cẩm Làng Teng đã được quảng bá, giới thiệu tại nhiều nơi trong nước. Đặc biệt, sản phẩm trưng bày tại Festival Nghề truyền thống Huế được nhiều nhà thiết kế thời trang đánh giá rất cao. 

Hiện nay, các sản phẩm thổ cẩm của đồng bào Hrê Làng Teng được người dân huyện Ba Tơ và các huyện Minh Long, Sơn Hà mua sử dụng thông dụng. Nhiều du khách đến Ba Tơ cũng mua một số sản phẩm dệt thổ cẩm để làm quà lưu niệm.

Năm 2016, Sở Văn hóa, Thể thao và Du kịch (VH-TT&DL) Quảng Ngãi đã triển khai dự án Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thôn Làng Teng, với quy mô xây dựng trên 10,5 tỷ đồng. Mới đây, thổ cẩm Làng Teng đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia. Đây là sự tôn vinh nghề dệt truyền thống của đồng bào dân tộc địa phương, đồng thời mở hướng trong việc bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm để phát triển du lịch, cải thiện cuộc sống cho đồng bào dân tộc trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.