Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Hrê

PV - 09:45, 16/04/2019

Nghề dệt thổ cẩm thủ công đã đi vào đời sống văn hóa từ bao đời nay của người dân tộc Hrê dưới chân đèo Lâm, bên dòng sông Liêng, thôn Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.

Chị Phạm Thị Bể, Làng Teng, xã Ba Thành đang dệt vải. Chị Phạm Thị Bể, Làng Teng, xã Ba Thành đang dệt vải.

Làng Teng là nơi duy nhất của những người Hrê còn giữ nguyên bản sắc văn hóa truyền thống dệt thổ cẩm độc đáo. Người Hrê xưa thường trồng cây vải bông để lấy quả dệt thành sợi. Vài năm nay, cây vải bông đã không còn, những thợ dệt Làng Teng lấy chỉ sợi nhiều màu sắc và dệt vải.

Chị Phạm Thị Đin (thôn Làng Teng) là một nghệ nhân biết dệt từ lúc mới 10 tuổi, chị cho biết: “Ngày xưa có bông vải, người ta lấy cây bông đem về phơi nắng cho cánh nở bung, đánh tơi xốp rồi kéo thành sợi”. Mỗi trang phục có những hoa văn khác nhau, đa phần là họa tiết hình học như hình thoi, chữ nhật, hình vuông và họa tiết mây núi, sông suối, lá cây, thiên nhiên,… Ngày nay, những họa tiết này được ghép thêm những họa tiết mới theo hướng “thời thượng” để phù hợp với xu hướng phát triển thị trường mà vẫn giữ nguyên bản sắc vải dệt.

Thôn Làng Teng còn có chị Phạm Thị Gam vừa dệt được áo nam, nữ, vừa làm khăn choàng, làm váy lại vừa dệt được khố. Chị là người nắm bắt các xu hướng dệt “thời thượng”, những hoa văn xưa cũ được sáng tạo thêm mới. Còn chị Phạm Thị Bể cũng là một thợ dệt giỏi trong làng. Đang dệt tấm áo nam, chị Bể cho biết: Để hoàn thành một cái áo, người dệt và thợ may phải trải qua nhiều công đoạn, mỗi tấm vải dệt khoảng 1 tuần mới hoàn thành, mỗi tháng dệt nhiều nhất 3-4 tấm.

Bà Phạm Thị Minh Đôi, Phó Chủ tịch UBND xã Ba Thành cho biết, hiện tại Làng Teng có khoảng 10 nghệ nhân dệt vải thủ công. Thời gian rảnh rỗi, nông nhàn, mọi người mới dệt vải, công việc làm không thường xuyên. Hiện nay, nghề dệt gặp nhiều khó khăn về đầu ra và giá thành.

Theo bà Đôi, giá thành sản phẩm mỗi bộ thổ cẩm khoảng 800.000 đồng/bộ, giá bán khá cao nên rất hiếm người mua, mặc dù công dệt vải rất nhiều và làm thủ công. Người dệt chỉ dệt vải khi có yêu cầu và khách hàng đặt mua. Bà Đôi thông tin: “Nghề dệt vải từ sợi bông đến nay đã không còn, hiện tại, nghề dệt vải bông cũng rất khó khôi phục vì sợi dệt công nghiệp ngày nay đã phát triển và thịnh hành hơn”.

Mới đây, Dự án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thôn Làng Teng” được xây dựng trên diện tích 1,48ha, tại xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, do Ban Quản lý Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp (Ban Quản lý dự án tỉnh) làm chủ đầu tư, với vốn 10,5 tỷ đồng. Dự án này sẽ là nơi lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người dân tộc Hrê.

Bà Đôi cho biết: “Dự án được các nghệ nhân, già làng rất quan tâm, qua đó, thế hệ con cháu sau này sẽ biết và hiểu hơn về phong tục tập quán Hrê, những nét văn hóa ngày xưa của ông bà tổ tiên”.

NGUYỄN TRANG

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.