Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Pá Hu: Không để học sinh nghỉ học sau mỗi dịp Tết

PV - 09:43, 13/03/2018

Chuyện học sinh vùng cao, vùng ĐBKK thường bỏ học sau dịp Tết Nguyên đán là thực trạng vẫn thường xảy ra. Đây là mối lo của ngành Giáo dục cả nước nói chung, vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng. Tuy nhiên, ở huyện Trạm Tấu, (Yên Bái) có Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú (PTDTBT) Tiểu học và THCS Pá Hu là những ngôi trường làm tốt công tác vận động học sinh trở lại trường sau mỗi dịp lễ, tết.

13h giờ, tại UBND xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu (Yên Bái), sau cuộc họp chớp nhoáng của các ban, ngành, đoàn thể, thầy cô giáo của Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Pá Hu để nắm danh sách các em học sinh chưa trở lại trường sau đợt nghỉ lễ kéo dài, các tổ vận động được phân công bắt đầu tỏa đi đến từng bản, từng gia đình vận động học sinh trở lại trường.

Sau mỗi đợt nghỉ lễ, Tết hoặc sau đợt rét đậm, các thầy cô giáo lại phải đi đến từng nhà học sinh để vận động học sinh ra lớp. Sau mỗi đợt nghỉ lễ, Tết hoặc sau đợt rét đậm, các thầy cô giáo lại phải đi đến từng nhà học sinh
để vận động học sinh ra lớp.

 

Bí thư Đảng ủy xã Giàng A Lồng cho biết: Học sinh người DTTS thường nghỉ học sau mỗi dịp lễ, tết, mùa hè, mùa làm nương hay mỗi đợt rét đậm vẫn diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng này ở Pá Hu được cải thiện nhờ sự chủ động, tích cực của chính quyền địa phương và nhà trường chăm lo cho các em học sinh và tăng cường bám bản vận động đưa học sinh ra lớp.

Theo chân thầy giáo Nguyễn Đức Long, giáo viên bộ môn văn đến thôn Tà Tầu để vận động các em học sinh đến trường. Con đường vượt dốc, trơn trợt sau cơn mưa nhưng cũng không cản được bước chân của thầy giáo Long.

Sau một hồi trao đổi, thuyết phục, giải thích vợ chồng chị Giàng Thị Dua hứa với thầy Long buổi chiều sẽ đưa hai con học lớp 5 và lớp 1 xuống trường để đảm bảo việc học của các cháu không bị gián đoạn. Chị Dua phân trần: “Tôi vẫn nhớ việc đưa các cháu trở lại trường, nhưng vì mưa rét nên định thư thư vài hôm nữa”.

Bí thư Đoàn xã Pá Hu, Thào A Mua nhận nhiệm vụ cùng hai cán bộ xã đi vận động các em học sinh bản Pá Hu cho biết: Bản có 124 hộ gia đình, hầu hết các em đều nghỉ học, mình phải đến từng nhà học sinh để tuyên truyền, vận động. Phải có phương pháp phối hợp vận động, gặp mặt, trò chuyện thân tình. Có khi phải ngồi lại với chủ nhà cả buổi, ăn cơm, uống rượu đầu Xuân thì bà con mới đồng ý cho con đi học đúng lịch.

Năm học 2017-2018 Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Pá Hu có 491 học sinh, với 15 lớp (Tiểu học 10 lớp, THCS 5 lớp), gần 100% học sinh là người dân tộc Mông. Để duy trì sĩ số trong các buổi học, nhà trường quán triệt, mỗi thầy cô giáo đều nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tình yêu thương của cán bộ, giáo viên đối với học sinh, đặc biệt là nắm bắt tình hình những học sinh có nguy cơ bỏ học, nghỉ học kịp thời báo cáo Ban Giám hiệu nhà trường để có biện pháp chỉ đạo.

Cô giáo Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng nhà trường thông tin thêm: Pá Hu là một xã vùng cao, vùng DTTS của huyện Trạm Tấu. Cuộc sống đối diện muôn vàn khó khăn, gian khổ, giao thông đi lại khó khăn… nên trước đây vào thời điểm sau kỳ nghỉ Tết, hoặc các ngày lễ, mùa làm nương rẫy, hay giá rét, tỷ lệ học sinh nghỉ học còn diễn ra phổ biến. Từ khi có chế độ chính sách về mô hình bán trú hỗ trợ cho học sinh DTTS, vùng sâu, vùng xa được áp dụng và đưa vào phục vụ, các em học sinh đã được chăm lo nhiều hơn về công tác học hành, chỗ ăn ngủ sạch sẽ, ấm cúng. Điều này cũng giúp việc huy động học sinh tới trường, duy trì sĩ số đều đặn hơn, tỷ lệ chuyên cần của trường luôn duy trì trên 98%. Sau mỗi buổi học, các em không phải ngược lên non để về nhà nữa mà cuối tuần mới về. Có nhiều em nhà xa nhất như bản Háng Gàng không có bố mẹ đến đón, thì các thầy cô giữ lại trường để đảm bảo an toàn cho các em.

N. TUẤN

Tin cùng chuyên mục
Tổ chức dạy học linh hoạt cho học sinh tại vùng ảnh hưởng bởi bão, lũ

Tổ chức dạy học linh hoạt cho học sinh tại vùng ảnh hưởng bởi bão, lũ

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các nhà trường tại những vùng bị ảnh hưởng bởi bão, lũ thực hiện giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn để bảo đảm tiến độ thực hiện chương trình theo khung thời gian năm học, không gây áp lực, quá tải cho giáo viên và học sinh.