Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ninh Thuận: Chuyện học ở một thôn đồng bào Raglay

Thái Sơn Ngọc - 06:28, 19/09/2024

Thôn Mỹ Hiệp, xã Mỹ Sơn (huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) tập trung chủ yếu đồng bào Raglay sinh sống. Tại đây, con em đồng bào học tập tại ngôi Trường Tiểu học Mỹ Sơn C. Đội ngũ thầy, cô giáo của trường luôn chăm lo giảng dạy cho các em học sinh địa phương đạt chuẩn kiến thức, vững bước lên học bậc THCS. Nhiều thanh niên tốt nghiệp đại học, cao đẳng ra trường có việc làm, tạo bước phát triển mới đáng tự hào về sự nghiệp giáo dục vùng đồng bào DTTS.

Cô giáo Trần Thị Luỹ, dân tộc Raglay tốt nghiệp đại học sư phạm tiểu học trở về dạy chữ cho trẻ em thôn Mỹ Hiệp.
Cô giáo Trần Thị Luỹ, dân tộc Raglay tốt nghiệp Đại học sư phạm tiểu học trở về dạy chữ cho trẻ em thôn Mỹ Hiệp

Sáng sớm 18/9/2024, đến với Trường Tiểu học Mỹ Sơn C, ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là cơ sở trường lớp được Nhà nước đầu tư xây dựng 2 tầng lầu gồm 10 phòng học, nhà đa năng khang trang; môi trường sư phạm “xanh, sạch, đẹp”, không gian rợp mát bóng cây. Các em mặc đồng phục chỉnh tề, nền nếp; các cô giáo chăm chút chỉnh sửa trang phục, chải lại mái tóc cho học sinh. Chúng tôi cảm nhận tấm lòng của đội ngũ giáo viên như những người mẹ hiền dành cho các con nhỏ thân yêu.

Cô giáo Trần Thị Thuỳ Trang, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mỹ Sơn C cho biết: Nhà trường được thành lập và đi vào hoạt động từ năm học 2000-2001. Năm học đầu tiên, Nhà trường có 14 cán bộ, giáo viên đảm nhận giảng dạy 167 học sinh con em đồng bào Raglay ở thôn Mỹ Hiệp. Tuy đời sống của một bộ phận dân cư còn khó khăn nhưng các bậc phụ huynh đã quan tâm, chăm lo cho việc học của con em. Trong quá trình giảng dạy, các thầy, cô giáo coi học sinh như con em của mình bằng tất cả tấm lòng yêu thương, giúp đỡ các em học tập tiến bộ. Nhà trường vận động các mạnh thường quân hỗ trợ 15 máy vi tính, đáp ứng tốt nhu cầu học tin học cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Các doanh nghiệp trao tặng bảo hiểm thân thể cho học sinh toàn trường và sách giáo khoa cho học sinh mượn học tập.

Năm học 2023- 2024, Nhà trường có 19 cán bộ, giáo viên đảm nhận giảng dạy 295 học sinh, tăng 128 em so với thời điểm mới thành lập, biên chế 11 lớp. Kết quả xếp loại học tập năm học vừa qua, toàn trường có 71 em học hoàn thành xuất sắc, đạt 24,1%; 211 em xếp loại hoàn thành tốt và hoàn thành, đạt 71,5%; 13 em xếp loại chưa hoàn thành, chiếm 4,4%.

Học sinh Trường Tiểu học Mỹ Sơn C xếp hàng chuẩn bị vào lớp học.
Học sinh Trường Tiểu học Mỹ Sơn C xếp hàng chuẩn bị vào lớp học

Bước sang năm học mới 2024- 2025, nhà trường tiếp nhận giảng dạy 316 học sinh, biên chế 12 lớp. Cấp ủy Chi bộ và Ban Giám hiệu Nhà trường tiếp tục đẩy mạnh việc "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Các thầy, cô giáo nêu cao tinh thần trách nhiệm thi đua dạy tốt, hết lòng yêu thương, dìu dắt giúp đỡ học sinh. Bản thân mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng tự học, tự rèn cho học sinh noi theo. Nhà trường phấn đấu duy trì sĩ số đạt 99,5%, học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%...

Anh Trần Ấn, Bí thư Chi bộ thôn Mỹ Hiệp phấn khởi cho biết: Toàn thôn hiện có 813 hộ với 3.298 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào Raglay. Mỹ Hiệp hiện có trên 500 học sinh các cấp đến trường trong năm học 2024-2025, trong đó có 15 cháu học lên THPT và 5 cháu học đại học. Các gia đình đồng bào Raglay như Trần Thị Bụi, Cao Thị Quanh, Mang Tiến, Tài Nhay… là những điển hình tiêu biểu trong việc đầu tư chăm lo sự học cho con cháu trong gia đình, dòng họ.

Nhiềunăm qua, con em đồng bào Raglay ở thôn Mỹ Hiệp học tập tại các bậc học phổthông đều được miễn giảm tiền học phí hàng tháng, được hỗ trợ ưu tiên và thụhưởng nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước dành cho con em đồng bào DTTS ở khuvực đặc biệt khó khăn. Nhiều con em của đồng bào Raglay ở thôn Mỹ Hiệp thi đỗvào Trường Dân tộc Nội trú của tỉnh, được Nhà nước bao cấp hoàn toàn chi phíăn, ở và một phần chi phí sinh hoạt. Nhờ đó, nhiều em học sinh DTTS nhà nghèo mớicó điều kiện để học tập, thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học, trở thànhnguồn nhân lực trẻ có chất lượng, trở về đóng góp cho quê hương.

Trước năm 1975, đồng bào  Raglay ở Mỹ Hiệp có trên 1.000 người dân nhưng chưa có người nào học hết bậc tiểu học. Hồi ấy, vừa do điều kiện chiến tranh gian khổ, trường học lại ở xa làng nên mỗi năm chỉ có khoảng 20-30 học sinh thuộc diện gia đình khá giả được đến trường học chữ. Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số, theo đó, đồng bào Raglay ở thôn Mỹ Hiệp có điều kiện làm ăn và phát triển nâng cao dân trí. Thôn Mỹ Hiệp đã có nhiều học sinh con em đồng bào Raglay tốt nghiệp đại học, trở thành giáo viên trở về dạy chữ cho trẻ em thôn xóm, như: Trần Thị Lũy, Cao Thị Trinh, Bo Thị Xíu, Trần Thị Hoa... Nhiều em tốt nghiệp THCS, THPT là lực lượng lao động trẻ có trình độ học vấn, biết tính toán làm ăn, bảo đảm đời sống gia đình no ấm, bền vững.

Anh Trần Ấn cho biết thêm, đồng bào Raglay thôn Mỹ Hiệp được hưởng lợi hệ thống thuỷ lợi Tân Mỹ với sức chứa trên 200 triệu khối nước, đáp ứng nhu cầu tưới 128ha ruộng lúa từ một vụ ăn nước trời bấp bênh nay tăng lên 2-3 vụ bảo đảm ăn chắc, đạt năng suất bình quân 7 tấn/ha/vụ. Bà con thôn xóm động viên nhau chăm lo nuôi dạy con cái ăn học trở thành những công dân có ích cho gia đình, tích cực tham gia xây dựng xã hội phát triển.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.