Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Triển khai các chính sách tín dụng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ

Hoàng Quý - 14:48, 18/05/2022

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai các chính sách tín dụng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ. Hội nghị được kết nối tới các tỉnh, thành trên tòa quốc, điểm cầu chính tại Hà Nội.

Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị

Đồng chủ trì còn có: Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hoàng Thị Hạnh; Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú; Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng; Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh; Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn; Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Dương Quyết Thắng.

Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ

NHCSXH được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ, có nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Trong suốt quá trình gần 20 năm hoạt động, NHCSXH luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành Trung ương và cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tại địa phương. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng của NHCSXH trong việc tổ chức và triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách của NHCSXH trong thời gian qua, là một trong những điểm sáng trong các chính sách giảm nghèo.

Với mạng lưới hoạt động trải rộng toàn quốc và tổ chức giao dịch trực tiếp tại 10.430 điểm giao dịch xã, NHCSXH đã huy động được trên 279 nghìn tỷ đồng để cho vay với tổng dư nợ đến nay đạt gần 265 nghìn tỷ đồng với hơn 6,4 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ. Trong gần 20 năm qua, với mục tiêu 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã được giải ngân đến 100% các xã, phường, thị trấn trên cả nước với trên 41,7 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, doanh số cho vay đạt 781.036 tỷ đồng.

Tín dụng chính sách đã góp phần giúp gần 6,3 triệu hộ nghèo vượt qua ngưỡng nghèo, hỗ trợ kịp thời vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho trên 5,4 triệu lao động, trong đó có trên 135.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp gần 3,8 triệu lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 16,1 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn; xây dựng gần 747.000 căn nhà ở cho các đối tượng chính sách; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2011 - 2015 từ 14,2% xuống 4,25% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015); tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm từ 9,88% (năm 2016) xuống còn 2,75% (năm 2020).

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu tại Hội nghị
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu tại Hội nghị

Kể từ khi thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đến nay, nguồn vốn địa phương ủy thác sang NHCSXH tăng 23.978 tỷ đồng, đưa tổng nguồn vốn ủy thác của các địa phương đến 16/5/2022 đạt 27.785 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 10% trong tổng nguồn vốn tín dụng của NHCSXH. Riêng từ đầu năm 2022 đến nay, ngân sách địa phương đã ủy thác sang NHCSXH bổ sung nguồn vốn cho vay với tổng số tiền là 3.083 tỷ đồng.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 NHCSXH đã chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai kịp thời cho vay đối với người sử dụng lao động để trả lương cho người lao động khi ngừng việc và sau khi phục hồi sản xuất. Từ khi triển khai thực hiện đến kết thúc đợt giải ngân ngày 31/3/2022, 63 chi nhánh tỉnh, thành phố đã thực hiện giải ngân cho 1.548 người sử dụng lao động với số tiền 4.787 tỷ đồng để trả lương cho 1.218.948 lượt người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn cả nước theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và 126/NQ-CP.

Đặc biệt, từ năm 2020, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tác động toàn diện đến nền kinh tế đất nước, ảnh hưởng nặng nề đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và khả năng thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và 5 năm 2021 - 2025. Theo đó, ngày 30/1/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.

Đến nay, NHCSXH đã thực hiện giải ngân các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đạt trên 2.335 tỷ đồng, trong đó, cho vay hỗ trợ tạo việc làm là 2.033 tỷ đồng với gần 40.000 khách hàng được vay vốn, giải quyết tạo việc làm cho trên 58.000 lao động; cho vay học sinh, sinh viên mua máy tính, thiết bị phục vụ học trực tuyến gần 155 tỷ đồng với 14.500 khách hàng để mua 15.560 máy tính và thiết bị học trực tuyến; cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP là 140 tỷ đồng với 794 khách hàng; cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 là 7,6 tỷ đồng với 90 cơ sở được hỗ trợ.

Ưu tiên cho vùng khó khăn

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh chia sẻ thông tin về tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS và miền núi, nhu cầu vay tín dụng chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi tập trung ở một số Dự án, Tiểu Dự án giai đoạn 2021 - 2025. Theo kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2019, thì 53 DTTS có 14.119.256 người với 3.680.943 hộ (chiếm 13,7% tổng số hộ của cả nước). Đây là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và môi trường sinh thái; có tiềm năng, lợi thế lớn về nông - lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh phát biểu tại Hội nghị
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh phát biểu tại Hội nghị

Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS và miền núi còn cao, chiếm 34,69% tổng số hộ nghèo cả nước. Cá biệt một số nhóm dân tộc có tỷ lệ hộ nghèo trên 75%. Hiện có 3.434 xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 13.222 thôn đặc biệt khó khăn.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh cho biết, nhu vay tín dụng chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi tập trung ở một số Dự án, Tiểu Dự án giai đoạn 2021 - 2025.

Theo đó, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm đề nghị: So với nhu cầu vốn theo Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội, Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay còn 10.727 tỷ đồng chưa được cân đối, đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét báo cáo cấp có thẩm quyền bổ sung để triển khai thực hiện; Mở rộng hình thức cho vay, cho vay doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn đặc biệt khó khăn, cho vay theo dự án, vốn vay phải phát huy được quan điểm chuyển dịch từ “hỗ trợ” sang “đầu tư”, đặc biệt là đối với các dự án phát triển sản xuất ở vùng đồng bào DTTS; đổi mới tín dụng chính sách theo tinh thần của Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới…

Triển khai hiệu quả các gói tín dụng chính sách

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đánh giá cao NHCSXH đã chủ động tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Nghị quyết số 11 của Chính phủ và Nghị quyết số 43 của Quộc hội về các chính sách tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế. Đến nay, cơ bản những nội dung của Nghị quyết số 11 để thực hiện Nghị quyết số 43 của Quốc hội được thực hiện tương đối tốt. Nhiều chính sách, nhiều gói hỗ trợ được triển khai và đi vào thực tế.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đồng tình với các giải pháp trong thời gian tới mà các bộ ngành, địa phương và NHCSXH đưa ra; đồng thời đề nghị UBDT và Bộ Y tế có thông tư hướng dẫn ngay Nghị định 28/2022/NĐ-CP để làm rõ chính sách tín dụng ưu đãi đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi; Bộ Tài chính nhanh chóng tiếp thu sau khi xin ý kiến thành viên Chính phủ về Nghị định hướng dẫn hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay trên 6%; NHCSXH cần lưu ý cho vay đúng đối tượng, công khai, minh bạch, đẩy mạnh mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tránh sơ suất về mặt khách quan; cấp ủy và chính quyền địa phương thực hiện tốt việc phối hợp với NHCSXH trong nhiệm vụ chính trị; Các cơ quan truyền thông, báo chí phối hợp với các bộ, ngành, chính quyền địa phương và NHCSXH tăng cường công tác tuyên truyền, phản ánh đúng, đánh giá đúng và làm nổi bật những kết quả đạt được.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.