Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ

Việt Cường - 21:00, 16/02/2022

Ngày 16/2, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị

Tham dự Hội nghị có Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước, ủy viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng CSXH Đào Minh Tú; Ủy viên Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Dương Quyết Thắng; đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành. Về phía Ủy ban Dân tộc có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh dự. 

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Ngân hàng CSXH đã chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai kịp thời cho vay đối với người sử dụng lao động để trả lương cho người lao động khi ngừng việc và sau khi phục hồi sản xuất. 

Từ khi triển khai thực hiện đến nay, 63 chi nhánh tỉnh, thành phố đã thực hiện giải ngân cho 1.483 người sử dụng lao động với số tiền 3.753 tỷ đồng để trả lương cho 964.562 lượt người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên cả nước theo Nghị quyết số 68/NQ-CP.

 Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, đã tác động toàn diện đến nền kinh tế đất nước, ảnh hưởng nặng nề đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và khả năng thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH, ngày 30/1/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình. 

Theo Nghị quyết, Ngân hàng CSXH được giao triển khai thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi trong 2 năm (2022 - 2023), gồm: Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội; Cho vay đối với học sinh, sinh viên để mua máy vi tính, thiết bị học tập trực tuyến và trang trải chi phí học tập; cho vay đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập phải ngừng hoạt động ít nhất 1 tháng theo yêu cầu phòng, chống dịch. 

Đặc biệt là cho vay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội. Tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 9.000 tỷ đồng, trong đó năm 2022 tổng nguồn vốn cho vay tối đa 3.000 tỷ đồng...

Nhằm triển khai thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng để hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, Ngân hàng CSXH đang phối hợp với các bộ ngành, địa phương tập trung huy động mọi nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tập trung tổ chức, triển khai cho vay bảo đảm hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng thụ hưởng, công khai, minh bạch, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác dễ dàng tiếp cận chính sách, bảo đảm tính khả thi của chính sách, sử dụng hiệu quả nguồn lực của Nhà nước. Đồng thời, làm tốt công tác tuyên truyền về chính sách tín dụng ưu đãi góp phần phục hồi và phát triển KT-XH đến các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, hội viên, người lao động và nhân dân biết, tổ chức thực hiện và giám sát.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm, sự quyết liệt của Ngân hàng CSXH và các bộ, ngành, địa phương trong triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022. Có thể nói, sau 20 năm hoạt động, với mô hình quản trị, phương pháp phù hợp, Ngân hàng CSXH đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong công tác huy động nguồn vốn, tổ chức cho vay, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, góp phần vào công tác công tác an sinh xã hội, giảm nghèo, tạo điều kiện phát triển kinh tế cho người dân.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Ngân hàng CSXH tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm trong thực hiện chính sách tín dụng, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành, địa phương trong thời gian tới.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh và các đại biểu tham dự Hội nghị
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh và các đại biểu tham dự Hội nghị

Tại Hội nghị, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh đã giới thiệu về quá trình xây dựng và triển khai Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030. Dự kiến tổng mức vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 là trên 137 nghìn tỷ đồng, trong đó, vốn tín dụng chính sách là trên 19 nghìn tỷ đồng.

Xác định vai trò quan trọng của nguồn vốn tín dụng chính sách trong giai đoạn mới, sẽ mở ra cơ chế mới trong việc cho vay đối với người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi trong quá trình phát triển. Trong quá trình xây dựng Chương trình MTQG, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với Ngan hàng CSXH, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng và xác định nhu cầu vay vốn thuộc Chương trình MTQG, tập trung ở một số dự án, tiểu dự án như: Dự án 1- Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt: 9.291,096 tỷ đồng để hộ thuộc Dự án vay để có đất ở, xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở, tạo quỹ đất sản xuất, học nghề và chuyển đổi nghề; Tiểu dự án 2 (thuộc Dự án 3): Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi: 10.435,924 tỷ đồng. Dự kiến, năm 2022 - 2023, bố trí thực hiện Chương trình MTQG khoảng 9.000 tỷ đồng trong Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH.

Về cơ chế, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh kiến nghị cần mở rộng hình thức cho vay, cho vay doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn đặc biệt khó khăn, cho vay theo dự án. Vốn vay phải phát huy được quan điểm chuyển dịch từ “hỗ trợ” sang “đầu tư”. Không chỉ cho vay đối với những hộ nghèo, mà còn cho vay đối với những hộ biết cách làm ăn để phát huy yếu tố cộng đồng. Đặc biệt là đối với các dự án phát triển sản xuất ở vùng đồng bào DTTS./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.