Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Trên hành trình thoát nghèo của đồng bào Tà Ôi ở A Roàng

Khánh Ngân - 08:52, 04/10/2022

Trên hành trình thực hiện giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào Tà Ôi ở A Roàng, huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế), cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã kiên trì thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể và lồng ghép các nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc.., đã mang lại hiệu quả tích cực. Theo đó, bộ mặt nông thôn ở xã A Roàng, đã có nhiều khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm, đời sống của người Tà Ôi không ngừng được nâng lên.

Du lịch cộng đồng đang là hướng đi gúp nhiều hộ đồng bào ở A Roàng vươn lên thoát nghèo bền vững
Du lịch cộng đồng đang là hướng đi giúp nhiều hộ đồng bào Tà Ôi ở A Roàng vươn lên thoát nghèo bền vững

Phân công đảng viên theo dõi, giúp đỡ hộ nghèo

A Roàng là một trong 12 xã biên giới của huyện A Lưới (Thừa Thiên-Huế), có 740 hộ dân, với 3.030 nhân khẩu; trong đó, hơn 98% là người dân tộc Tà Ôi. Để giảm nghèo bền vững cho đồng bào, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã A Roàng đã quyết liệt vào cuộc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, Đảng ủy đi đầu “phân công đảng viên theo dõi, giúp đỡ hộ nghèo”.

Đảng viên được phân công theo dõi hộ nghèo không làm theo kiểu hình thức, lấy lệ; không dừng lại ở việc điều tra, rà soát, thu thập thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo, mà thường xuyên bám sát cơ sở, gần gũi để cùng người nghèo tập trung tháo gỡ những khó khăn trước mắt, tìm ra sinh kế phù hợp với hoàn cảnh, lao động… của từng hộ nghèo để họ vươn lên trong cuộc sống. Trong quá trình theo dõi giúp đỡ hộ nghèo, đảng viên luôn bám sát, phối hợp cùng già làng, trưởng bản để làm “cầu nối” để tuyên truyền hướng tới sự thay đổi, ý thức tự vươn lên của những hộ nghèo, cận nghèo.

Mô hình của đảng viên theo dõi, giúp đỡ hộ nghèo ở A Roàng, đã phát huy hiệu quả ngoài mong đợi. Nếu năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo ở A Roàng là 16,9%, thì đến năm 2021, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 13,21%, năm 2022 giảm xuống còn 11,2%.

Nhiều Đảng viên ở A Roàng được khen thưởng vì có đóng góp cho công cuộc xóa đói giảm nghèo ở địa phương
Nhiều đảng viên ở A Roàng được khen thưởng vì có đóng góp cho công cuộc xóa đói giảm nghèo ở địa phương

Ông Thái Đặng Nhật Quang, Bí thư Đảng ủy xã A Roàng chia sẻ: Từ việc thí điểm cử đảng viên theo dõi, giúp đỡ hộ nghèo có hiệu quả. Đảng ủy đã triển khai mô hình này ra diện rộng. Đến nay, tất cả các gia đình thuộc diện hộ nghèo đều được phân công đảng viên theo dõi, giúp đỡ. 

Từ kiến thức và tâm huyết của đảng viên hướng dẫn, cùng nhiều cách làm hay, sáng tạo, đã có những mô hình tiêu biểu về phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo bền vững như, mô hình nuôi bò, phát triển du lịch của anh Viên Đăng Phú; mô hình trồng cao su, nuôi dê của Viên Đăng Noh; mô hình dệt Dèng của chị BLúp Thị Cỡ, A Viết Thị, BLúp Thị Tha.

Ngoài việc theo dõi, giúp đỡ hộ nghèo, đảng viên cùng với già làng, trưởng bản luôn chú trọng xây dựng nếp sống văn minh đến từng hộ gia đình. Xây dựng tinh thần đoàn kết, hộ làm ăn khá chỉ bảo cho hộ khó khăn hơn trong cách làm ăn, để cùng nhau thoát nghèo. Ý thức tự vươn lên trong cộng đồng được hình thành và phát triển mạnh. Đồng bào chăm chỉ lao động để tăng gia sản xuất, ổn định cuộc sống. Từ sự chia sẻ khó khăn, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cộng đồng, trong dòng họ... chính là sự kết nối giữa người dân với nhau.

Không chỉ giải quyết công ăn việc làm cho nhiều chị em phụ nữ, nghề dệt thổ cẩm ở A Roàng còn là điểm nhấn của địa phương trong phát triển du lịch
Không chỉ giải quyết công ăn việc làm cho nhiều chị em phụ nữ, nghề dệt thổ cẩm ở A Roàng còn là điểm nhấn của địa phương trong phát triển du lịch

Xây dựng mô hình điểm để đồng bào làm theo

Để giúp đồng bào thoát nghèo, Ủy ban nhân dân xã A Roàng xác định, nhiệm vụ trọng tâm là phải xây dựng mô hình phát triển kinh tế điểm, có hiệu quả để bà con học tập trực quan.

Để thực hiện được, xã đã chọn ra những mô hình thế mạnh của địa phương như, nuôi ong lấy mật, nuôi bò sinh sản…. rồi chọn hộ gia đình triển khai thực hiện mô hình thí điểm. Tất cả được thảo luận kỹ càng, có sự tham gia của cán bộ khuyến nông, thú y.

Sau nhiều năm triển khai mô hình kinh tế, vợ chồng anh A Viết Máy và A Viết Thị Mai (thôn A Roàng 2, xã A Roàng) hiện đang sở hữu gia sản gồm nhiều trâu bò, chưa kể đàn lợn trên dưới 10 con và ao cá gần 1.000 m2. 

Khi kinh tế gia đình khá hơn, nhà anh chị sắm cả máy cày để phục vụ cho 8 sào ruộng gieo trồng, mỗi năm 2 vụ. Không chỉ thoát nghèo, gia đình anh A Viết Máy và chị Viết Thị Mai đã trở thành tấm gương làm kinh tế giỏi ở xã vùng cao A Roàng.

Mô hình nuôi bò sinh sản giúp nhiều gia đình DTTS ở A Roàng thoát nghèo
Mô hình nuôi bò sinh sản giúp nhiều gia đình DTTS ở A Roàng thoát nghèo

Hiện ở A Roàng có 7 nhóm mô hình kinh tế giảm nghèo bền vững, là nuôi ong lấy mật dưới tán rừng cao su; trồng bưởi da xanh; trồng cây dược liệu; nuôi gà thả vườn; nuôi heo; nuôi dê; bò sinh sản và trồng rau sạch. Các mô hình kinh tế, không chỉ giúp đồng bào xóa đói giảm nghèo, mà đang góp phần làm giàu cho nhiều hộ gia đình đồng bào ở A Roàng. Từ kinh tế hộ gia đình được cải thiện, bộ mặt nông thôn cũng được thay gia đổi thịt.

Trên hành trình thoát nghèo bền vững ở A Roàng không thể thiếu sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng các chương trình, chính sách dân tộc đầu tư thúc đẩy vùng đồng bào DTTS phát triển; là sự đoàn kết thống nhất của cấp ủy Đảng, chính quyền, hệ thông chính trị ở địa phương và ý chí vươn lên thoát nghèo bằng đôi bàn tay chăm chỉ lao động của đồng bào Tà Ôi. 

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.