Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đồng bào Tà Ôi tái hiện lễ mừng lúa mới tại “Ngôi nhà chung”

Lam Anh (t/h) - 18:16, 27/02/2022

Sáng 27/2, đồng bào dân tộc Tà Ôi đang hoạt động thường xuyên tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã tổ chức tái hiện lễ hội Mừng lúa mới - Ariêu Aza truyền thống cầu cho mùa màng bội thu, năm mới ấm no, mạnh khỏe.

Đồng bào Tà Ôi làm bánh để dâng cúng (ảnh: Trần Huấn)
Đồng bào Tà Ôi làm bánh để dâng cúng (ảnh: Trần Huấn)

Lễ Ariêu Aza có ý nghĩa như Tết năm mới của người Kinh. Lễ hội được tổ chức tại nhà moong của làng và được chuẩn bị trước 1 tháng, mâm cúng thường có các lễ vật: Cơm lam nướng ống, chuột rừng nướng ống, cá suối nướng ống, gà, trứng gà, lợn, bánh giã nếp, bánh a quát, rượu cần, rượu đoác…

Tại buổi lễ diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào Tà Ôi đã tái hiện trích đoạn các bước của nghi lễ cúng Aza, gồm:

Nghi lễ ichoan (để sửa sang nhà cũ, xua đuổi những điều xấu). Đây là một nghi lễ rất quan trọng không thể thiếu được trong các lễ hội lớn nhỏ của người Tà Ôi. Nghi lễ này như một dòng nước linh nghiệm để rửa sạch mọi tội lỗi nhơ bẩn do con cháu gây nên, cho bản làng được trong sạch, cho các vị Giàng vui lòng xuống dự hội.

Rất nhiều lễ vật được chuẩn bị trong nghi thức Aza
Rất nhiều lễ vật được chuẩn bị trong nghi thức Aza

Nghi lễ Aza luột: Báo trước cho Giàng khi vào mùa thu hoạch, được tổ chức khi chưa gặt lúa trên nương. Đây là nghi lễ báo cho các vị Giàng biết là con cháu trong làng sẽ lên rừng, xuống suối tìm kiếm các lễ vật cho lễ hội Aza, mong các vị Giàng phù hộ cho con cháu sức khỏe, gặp điều may mắn trong suốt thời gian 1 tháng chuẩn bị nghi lễ.

Nghi thức cúng Aza: Người dân trong làng lấy đủ các loại giống như ngô, lúa, chuối sắn…để xin tổ tiên và các vị thần (thần núi, thần rừng,thần đất, thần trời, thần sông, thần suối), xin cho những cây giống trên sang năm được mùa màng tốt tươi và bội thu hơn năm cũ.

Nghi lễ cúng cho những người đã khuất: Phù hộ cho con cháu trong làng có sức khỏe, người dân ấm no, mùa màng tốt tươi, cuộc sống sung túc, hạnh phúc.

Già làng tiến hành các nghi lễ cúng: Ơ Giàng! Ở đây bày sẵn rượu thơm, thịt chín, bánh ngon, xin Giàng về nhận cho tấm lòng của dân bản!
Già làng tiến hành các nghi lễ cúng: Ơ Giàng! Ở đây bày sẵn rượu thơm, thịt chín, bánh ngon, xin Giàng về nhận cho tấm lòng của dân bản!

Già làng sẽ là người đại diện cho các dòng họ trong bản tiến hành nghi lễ cúng Giàng. Sau khi kết thúc phần lễ, đến phần hội, bà con ăn uống chúc tụng nhau, họ nhảy múa ca hát mừng mùa màng bội thu. Những tiếng khèn, tiếng trống chiêng hòa cùng những điệu nhảy vui tươi của đồng bào Tà Ôi trên đỉnh Trường Sơn.

Aza là lễ hội truyền thống, là tết cổ truyền của dân tộc Tà Ôi, là một trong những nét văn hóa tốt đẹp, độc đáo cần gìn giữ, phát huy và duy trì. Bởi Aza không chỉ là lễ hội, là ngày tết vui tươi, nhộn nhịp, mà còn thể hiện lòng thành kính đến các vị thần linh, lòng biết ơn đến mẹ của các giống cây trồng, đặc biệt là mẹ lúa đã nuôi dưỡng lớp lớp con cháu từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Sau phần lễ, phần hội sôi động với các vũ điệu tân tung, za zá của đồng bào Tà Ôi
Sau phần lễ, phần hội sôi động với các vũ điệu tân tung, za zá của đồng bào Tà Ôi

Lễ hội Aza khẳng định tình cảm gắn bó thiêng liêng sống chết có nhau, no đói cùng nhau của con cháu làng bản. Sau một mùa lúa mới, lễ hội Aza lại rộn ràng trong khắp bản làng của các dân tộc anh em Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy cùng các dân tộc anh em khác đang sinh sống trên miền rừng xanh của miền Tây Thừa Thiên Huế./.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.