Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

TP. Hồ Chí Minh trước bài toán an sinh xã hội

Lê Vũ - 17:39, 04/09/2021

Đã 3 tháng trôi qua, đối mặt với đợt dịch lần thứ tư bùng phát và thất nghiệp, cuộc sống của nhiều người dân tại TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là lao động nhập cư, đã bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Trong đại dịch, việc bảo đảm an sinh xã hội là bài toán khó đang đặt ra cho các cấp chính quyền.


Đại diện Liên đoàn Lao động quận Bình Thạnh trao quà cho công nhân ở trọ, người nghèo trong khu phong tỏa
Đại diện Liên đoàn Lao động quận Bình Thạnh trao quà cho công nhân ở trọ, người nghèo trong khu phong tỏa

Nhiều chính sách, gói an sinh xã hội được triển khai

TP. Hồ Chí Minh đang là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch Covid-19 gây ra. Để hỗ trợ người dân đang sinh sống và làm việc tại thành phố, đặt biệt là lao động nghèo, lao động tự do, lao động nhập cư - các đối tượng đang gặp khó khăn nhiều nhất có thể giảm bớt khó khăn cùng vượt qua đại dịch, chính quyền Thành phố đã và đang triển khai rất nhiều gói an sinh hỗ trợ. 

Có thể nói, TP. Hồ Chí Minh đã huy động, vận động rất nhiều nguồn lực từ ngân sách, các ban ngành, đoàn thể, các mạnh thường quân là doanh nghiệp, cá nhân, các tỉnh thành khác, nguồn ngân sách dự trữ để nhằm chia sẻ cùng người dân gặp khó khăn trong đại dịch.

Cụ thể, từ tháng 7, khi nhận định tình hình dịch bệnh sẽ còn kéo dài, TP. Hồ Chí Minh đã triển khai ngay gói hỗ trợ lần 1 cho người dân, với tổng kinh phí 886 tỷ đồng. Gói hỗ trợ này chủ yếu là tiền ăn cho những người phải cách ly y tế tập trung, những người tham gia công tác phòng chống dịch; bên cạnh đó là hỗ trợ cho các lao động bị mất việc làm, lao động tự do, các hộ kinh doanh và các tiểu thương tại các chợ truyền thống phải ngừng hoạt động do giãn cách xã hội.

Đến tháng 8, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục gói hỗ trợ lần 2, với tổng kinh phí hơn 900 tỷ đồng. Lần này đối tượng trợ giúp được chia thành 3 nhóm. Nhóm 1 là những người lao động tự do gặp khó khăn do dịch Covid-19. Nhóm 2 là hộ nghèo, hộ cận nghèo gặp khó khăn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Nhóm 3 là các hộ lao động nghèo đang sinh sống tại các nhà trọ, khu lao động động nghèo, khu vực bị phong tỏa

Vào giữa tháng 8, để người lao động gặp khó khăn có thể yên tâm ở lại TP. Hồ Chí Minh, chấp hành các quy định về phòng chống dịch, tránh tình trạng tự phát di chuyển về quê, lãnh đạo Thành phố đã yêu cầu các quận, huyện và TP. Thủ Đức nhanh chóng rà soát các trường hợp khó khăn để tiếp tục nhận các gói an sinh xã hội trong tháng 8 và tháng 9.

Ngoài các gói hỗ trợ trên, TP. Hồ Chí Minh cũng vừa được Chính phủ quyết định xuất cấp 71.104 tấn gạo để hỗ trợ người dân. Bên cạnh đó, Thành phố còn nhiều chương trình hỗ trợ bằng nhiều hình thức từ các đoàn thể chính trị - xã hội, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp…

Đặc biệt, từ ngày 23/8 lực lượng quân đội cũng đã chính thức hỗ trợ Thành phố trong công tác phòng chống dịch, cũng như phối họp đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong thời gian áp dụng chặt chẽ hơn các biện pháp giãn cách.

Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho người dân tại Quận 8
Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho người dân tại Quận 8

Cần nhiều nỗ lực để chính sách đến đúng đối tượng

Trên thực tế, đến nay các gói cứu trợ của chính quyền vẫn chưa thể đến tay các đối tượng một cách đầy đủ, vì nhiều lý do. Phần thì vướng thủ tục, phần thì do cách triển khai không đồng bộ tại các địa phương, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là từ cơ sở. Việc xác định các đối tượng cần trợ giúp, đa phần phải nhờ vào các cán bộ cơ sở như tổ dân phố, công an khu vực, hoặc UBND phường, xã. Tuy nhiên, chỉ cần có một chút sơ suất hoặc thiếu công tâm, việc bỏ sót hoặc trợ cấp sai đối tượng rất dễ xảy ra.

Việc này đã có rất nhiều phản ứng từ quần chúng Nhân dân và dư luận báo chí cũng đã phản ánh trong những ngày qua như: “Thợ hồ không được xếp vào nhóm lao động nghèo hoặc lao động tự do”, “danh sách trợ cấp là người nhà hoặc người quen của cán bộ”, hoặc “tự ý quy đổi tiền trợ cấp thành thực phẩm”, “cắt xén tiền trợ cấp”…

Những phản ánh trên sau khi nhận được phản ánh, ngay lập tức được chính quyền Thành phố xử lý và chấn chỉnh, với tinh thần “không ai phải ở lại phía sau, không người dân nào phải chịu đói” để cùng vượt qua đại dịch.

Tuy nhiên, để thực hiện chính sách an sinh xã hội hoàn hảo cho một thành phố với hơn 10 triệu dân và đặc biệt là trong tình cảnh dịch bệnh phức tạp, quả thực cũng không phải là việc dễ dàng. Chính quyền Thành phố vẫn đang từng giờ tranh thủ mọi nguồn lực để hỗ trợ người dân vô điều kiện. Gần đây nhất, UBND Thành phố vừa đồng ý chi thêm 2.576 tỷ đồng để hỗ trợ hơn 1 triệu hộ lao động nghèo và 669.170 lượt người lao động tự do để vượt qua khó khăn.

Quân đội đang cùng chính quyền TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho người dân
Quân đội đang cùng chính quyền TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho người dân

Chia sẻ về các giải pháp cho vấn đề an sinh xã hội của TP. Hồ Chí Minh trong thời gian tới, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND Thành phố cho biết: Đây là vấn đề cả hệ thống chính trị Thành phố rất lo lắng. Khi thực hiện giãn cách “ai ở đâu ở đó”, nhu cầu về sinh hoạt cơ bản, tối thiểu nhất là lương thực, thực phẩm, thuốc men và các nhu cầu khác phải được đáp ứng. Tuy nhiên, với một thành phố trên 10 triệu dân thì rất khó khăn. 

Ông Mãi nhấn mạnh: "Thành phố đang tiếp tục rà soát lại các đối tượng, chính sách còn thiếu để tiếp tục bổ sung. Phần nào lo được Thành phố sẽ lo, không sẽ đề xuất Chính phủ. Tinh thần là khẩn trương tiếp nhận nguồn lực từ ngân sách, sự hỗ trợ của các tỉnh thành trong cả nước và sự vận động của bà con để đảm bảo an sinh xã hội tốt nhất".

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.