Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tọa đàm quảng bá du lịch và xúc tiến thương mại nông sản Việt Nam tại Israel

Nguyệt Anh - 10:43, 16/06/2022

Ngày 15/6, Đại sứ quán Việt Nam tại Israel đã tổ chức cuộc Tọa đàm quảng bá du lịch và xúc tiến thương mại nông sản Việt Nam, với sự tham dự của đại diện Liên hiệp các phòng thương mại Israel, Hiệp hội sản xuất, các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, Việt kiều tại Israel.

Hạt điều là một trong những mặt hàng có tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường Israel khá tốt thời gian gần đây
Hạt điều là một trong những mặt hàng có tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường Israel khá tốt thời gian gần đây

        Tại buổi Tọa đàm, Đại sứ Việt Nam tại Israel Lý Đức Trung cho biết, Việt Nam hiện còn nhiều khoảng trống tiềm năng để tiếp nhận đầu tư, sản xuất. Đến với Việt Nam, người dân, doanh nghiệp Israel có thể tiếp cận nguồn nguyên liệu phong phú.

           Các doanh nghiệp lữ hành có thể tổ chức các tour nhóm có tính đến du lịch nông nghiệp. Các nhà đầu tư Israel có thể tham gia nâng cao giá trị nông sản Việt Nam, đặc biệt sản xuất các hàng hóa theo tiêu chuẩn và thị hiếu của người Do Thái.
           Đại sứ Lý Đức Trung cho rằng, các doanh nghiệp công nghệ Israel cũng có thể giới thiệu các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến giúp nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa của nền nông nghiệp Việt Nam, từ giống, tưới tiêu đến thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Đồng thời nhấn mạnh việc nâng hàm lượng công nghệ cao cũng giúp tạo thêm giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cho mỗi sản phẩm khi xuất khẩu ra các thị trường trong khu vực và toàn cầu.
          Các đại biểu tham dự bày tỏ mong muốn tham gia khai thác các cơ hội hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thương mại và du lịch; nhấn mạnh người dân Israel rất háo hức tới thăm Việt Nam khi Việt Nam đã tuyên bố kiểm soát được dịch bệnh và mở cửa du lịch bình thường trở lại.
      Về đầu tư và thương mại, Israel có nhiều công nghệ mà các doanh nghiệp Việt Nam đang cần, chủ yếu liên quan đến nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và chế biến thực phẩm.
      Nhân dịp này, Bộ Ngoại giao phối hợp với tỉnh Lai Châu tổ chức Hội thảo trực tuyến về “Tăng cường xuất khẩu sản phẩm trà của tỉnh Lai Châu vào thị trường Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á.”
     Tại điểm cầu Israel với sự tham dự trực tiếp của đại diện nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và kiều bào sở tại, Đại sứ quán Việt Nam tại Israel đã kết hợp trưng bày một số mặt hàng nông sản tiêu biểu nhằm mang lại cho các khách mời một không gian đậm đà bản sắc Việt Nam với những trải nghiệm thực tế, phong phú, đa dạng, tạo không khí sôi nổi cho cuộc thảo luận bên cạnh những tách trà Việt Nam.
     Trong bối cảnh Việt Nam và Israel chuẩn bị hướng tới kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1993-2023), hai bên đang thúc đẩy đàm phán các hiệp định hợp tác quan trọng như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Israel, Hiệp định hợp tác lao động; nghiên cứu mở đường bay thẳng giúp tăng cường giao lưu giữa nhân dân hai nước; tăng cường sự hỗ trợ của Israel đối với các doanh nghiệp, dự án khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam…

     Trong năm 2021, bất chấp những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, kim ngạch trao đổi thương mại song phương vẫn tăng trưởng, đạt gần 1,9 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Israel ở Đông Nam Á.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.