Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lai Châu xúc tiến đưa sản phẩm chè vào thị trường Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á

Minh Anh - 11:14, 13/06/2022

Thương hiệu Chè Lai Châu đã và đang khẳng định vị thế trên thị trường trong, ngoài nước với các sản phẩm đa dạng, chất lượng thương hiệu Chè Lai Châu đã và đang khẳng định vị thế trên thị trường trong, ngoài nước với các sản phẩm đa dạng, chất lượng bảo đảm theo tiêu chuẩn Quốc tế. Đặc biệt, chè Lai Châu đang được xuất sang thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Châu Âu, Trung Đông…

Lai Châu là tỉnh có tiềm năng phát triển nhiều sản phẩm về chè và sản phẩm OCOP tiêu biểu
Lai Châu là tỉnh có tiềm năng phát triển nhiều sản phẩm về chè và sản phẩm OCOP tiêu biểu

Ngày 15/6 tới đây, tại Nhà làm việc Bộ Ngoại giao (Hà Nội), UBND tỉnh Lai Châu phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức Hội thảo xúc tiến sản phẩm chè của tỉnh Lai Châu vào thị trường Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á bằng hình thức trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến tới các điểm cầu tại Trung Đông, Bắc Phi, Nam Á.

Đây là sự kiện lớn của tỉnh Lai Châu, là cơ hội để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè của tỉnh Lai Châu tìm kiếm các đối tác mới và tìm ra giải pháp thúc đẩy việc xuất khẩu mặt hàng chè của tỉnh Lai Châu sang thị trường Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á.
Hiện nay, các thị trường này đòi hỏi rất khắt khe trong vấn đề bảo đảm tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Do vậy, doanh nghiệp trong tỉnh luôn đặt công tác ATVSTP lên hàng đầu, khi bắt tay sản xuất, kinh doanh đặc biệt là xây dựng vùng nguyên liệu sạch.

Doanh nghiệp trong tỉnh luôn đặt công tác ATVSTP lên hàng đầu, khi bắt tay sản xuất, kinh doanh đặc biệt là xây dựng vùng nguyên liệu sạch
Doanh nghiệp trong tỉnh luôn đặt công tác ATVSTP lên hàng đầu, khi bắt tay sản xuất, kinh doanh đặc biệt là xây dựng vùng nguyên liệu sạch

Thông qua chương trình này, các doanh nghiệp của tỉnh Lai Châu sẽ cập nhật được thông tin về thị trường chè ở Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á, nắm rõ các yêu cầu đặc thù của khu vực (về sở thích, thị hiếu người dân, văn hóa…). Qua đó, định hướng cho doanh nghiệp trong sản xuất, phát triển sản phẩm phù hợp, có tính cạnh tranh cao; tìm biện pháp giải quyết trong kênh thanh toán đối với các thị trường Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á.

Tại Hội thảo xúc tiến đưa sản phẩm chè vào thị trường Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á. Ban Tổ chức sẽ trưng bày quảng bá, giới thiệu tiềm năng phát triển trên các lĩnh vực, các sản phẩm về chè và sản phẩm OCOP tiêu biểu, đặc trưng của tỉnh Lai Châu
Tại Hội thảo xúc tiến đưa sản phẩm chè vào thị trường Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á. Ban Tổ chức sẽ trưng bày quảng bá, giới thiệu tiềm năng phát triển trên các lĩnh vực, các sản phẩm về chè và sản phẩm OCOP tiêu biểu, đặc trưng của tỉnh Lai Châu

Dự kiến sẽ có khoảng 100 đại biểu trong nước và quốc tế đến từ các nước Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á; đại diện các bộ, ngành trung ương và các doanh nghiệp trong nước sản xuất, kinh doanh mặt hàng chè tham dự sự kiện này.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.