Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thủy sản Việt Nam: Cuộc chạy đua gỡ “thẻ vàng”

Thùy Như - 18:08, 15/03/2023

Tình trạng khai thác thủy sản mang tính tận diệt vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp, trữ lượng thủy sản có chiều hướng suy giảm, việc khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) vẫn đang là những rào cản rất lớn của ngành thủy sản Việt Nam.

Bài 1: Ngăn chặn tình trạng khai thác tận diệt thủy sản

Ông Phùng Đức Tiến (ngoài cùng bên trái), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh thả con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Ông Phùng Đức Tiến (ngoài cùng bên trái), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh thả con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

Không để con sâu làm rầu nồi canh

Đến nay đã 5 năm kể từ khi Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo thẻ vàng đối với thủy sản Việt Nam, nhưng những vướng mắc vẫn rất khó tháo gỡ, chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xác định ngành Thủy sản phải giảm khai thác, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp và tăng nuôi trồng, phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển thành một lĩnh vực sản xuất hàng hóa.

Để chuẩn bị cho đợt thanh tra lần thứ tư của EC với Việt Nam (dự kiến diễn ra vào tháng 6/2023), Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương ven biển đang khẩn trương triển khai các giải pháp nhằm hạ quyết tâm gỡ được thẻ vàng. Cụ thể, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện khung pháp lý, trong đó có sự ra đời của Luật Thủy sản 2017, cùng với một loạt thông tư, nghị định liên quan. Công tác lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên đội tàu ngày càng được tích cực đẩy mạnh, cùng với đó là sự chuyển biến về cơ sở vật chất, truy xuất nguồn gốc thủy sản...

Huyện đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) là một trong những địa phương triển khai tốt nhiệm vụ trên. Toàn huyện có khoảng 1.560 phương tiện tàu thuyền/6.923 lao động, trong đó tàu thuyền có chiều dài từ 15 m trở lên có 390 chiếc. Với những lợi thế đó, hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân trên địa bàn huyện phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy, vẫn còn những trường hợp lén lút sử dụng các hình thức khai thác tận diệt như: Sử dụng thuốc nổ, hóa chất cấm, công cụ kích điện.... để khai thác tận diệt thủy sản. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, hủy diệt nguồn lợi thủy sản.

Tại tỉnh Quảng Ninh, các hình thức khai thác tận diệt thủy sản cũng được phát hiện, xử lý kịp thời. Chỉ tính riêng đầu năm 2023, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và xử lý 50 trường hợp vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý tàu cá, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 555 triệu đồng, tịch thu tiêu hủy 120 lồng bát quái, 1 cào đáy.

Lực lượng chức năng các tỉnh ven biển Việt Nam tăng cường tuần tra, xử lý các phương tiện khai thác thủy sản bằng hình thức tận diệt.
Lực lượng chức năng các tỉnh ven biển Việt Nam tăng cường tuần tra, xử lý các phương tiện khai thác thủy sản bằng hình thức tận diệt

Tăng mức hình phạt để ngăn chặn triệt để

Trong những năm qua, để ngăn chặn nguy cơ nguồn lợi thủy sản bị đe dọa, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh đã chủ động tuần tra kiểm soát trong quản lý khai thác, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không theo quy định (IUU). Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc tuyên truyền tới các chủ phương tiện vi phạm để họ hiểu được những hình thức khai thác thủy sản trên biển hợp pháp và bất hợp pháp. Từ đó, giúp cho ngư dân nâng cao nhận thức, tăng cường tố giác với lực lượng chức năng khi phát hiện các trường hợp khai thác vi phạm pháp luật.

Anh Vũ Văn Chuyển (một chủ tàu tại Quảng Ninh) chia sẻ: “Thời gian qua, nhờ lực lượng chức năng thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở nên chúng tôi hiểu thêm được nhiều quy định trong khai thác thủy sản. Tuy vậy, vẫn có những trường hợp sử dụng các ngư cụ cấm để khai thác thủy sản, gây ảnh hưởng tới nguồn lợi thủy sản và môi trường đánh bắt tự nhiên chung. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần tăng mức hình phạt thật nặng, đủ sức răn đe đối với các đối tượng cố tình vi phạm”.

Bên cạnh việc phối hợp với nhiều cơ quan, đơn vị làm tốt công tác kiểm tra, xử phạt các trường hợp vi phạm về khai thác thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động ngư dân chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là tại các vùng biển vừa được quy hoạch là khu bảo tồn biển. Tiến hành việc thả con giống bổ sung nguồn lợi thủy sản cho tự nhiên.

Nhờ hướng đi đúng, hiện nay nguồn lợi thủy sản của Quảng Ninh đang phục hồi mạnh mẽ, nhất là trữ lượng thủy sản. Trên thực tế, không chỉ các cơ quan quản lý làm tốt vai trò, nhiệm vụ được giao mà nhận thức của ngư dân, cộng đồng dân cư ven biển đã tốt lên rất nhiều. Đặc biệt người dân đã tự giác ký cam kết về vấn đề bảo vệ khai thác thủy sản, tuân thủ đúng mọi quy định của pháp luật hiện hành.

Với sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương ven biển, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào việc ngăn chặn triệt để tình trạng khai thác tận diệt thủy sản trong thời gian sớm nhất, góp phần bảo đảm môi trường sinh thái biển phát triển một cách bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.