Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Thuốc từ cây rau rệu

PV - 13:21, 16/03/2018

Rau rệu là cây thảo, mọc bò, thường mọc hoang ở bờ mương hay bờ ruộng. Trong dân gian, rau rệu ngoài được dùng làm rau ăn (người dân thường hái ngọn non luộc hoặc nấu canh) còn được sử dụng làm thuốc chữa một số bệnh thông thường.

baodantoc_cay_rau_riec

 

Khi làm thuốc có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Theo Đông y, rau rệu có vị ngọt, nhạt, mát tác dụng chống viêm, lợi tiểu, tiêu sưng, chống ngứa…

Chữa viêm da, mẩn ngứa: Rau rệu 70g, rửa sạch, để ráo, giã lấy nước uống. Ngày làm hai lần, nên uống vào trước bữa ăn sáng và trưa. Uống liên tục trong 4 ngày. Hoặc 30g rau rệu khô, đem sắc với 2 bát nước còn khoảng ½ bát, uống khi thuốc còn ấm, uống trong 7 ngày.Chữa sưng hạch ở nách, bẹn: Rau rệu tươi 50g, gừng tươi 15g, tất cả rửa sạch, giã nát, cho ít muối sắc với 400ml nước, còn 10ml, uống nóng, bã đắp chỗ đau.Lợi tiểu tiêu phù ở những người bị viêm đường tiết niệu, bí tiểu: Rau rệu tươi 60g, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống. Uống trong 10 ngày. Hoặc hái ngọn non luộc, nấu canh ăn hàng ngày. Bài thuốc này đơn giản và hiệu quả giúp thông tiểu, giảm phù thũng.Chữa chứng hôi miệng: Rau rệu khô 30g, sau vàng hạ thổ, sắc với 3 bát nước còn một bát. Uống sau bữa ăn tối và uống trong 5 ngày.

PV

Tin cùng chuyên mục
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.