Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thực hư về gạo Séng cù xanh gây sốt trên thị trường

Minh Nhật - 21:16, 07/11/2023

Những ngày qua, sản phẩm gạo Séng cù xanh hay còn được giới thiệu là Séng cù non, Séng cù cốm với màu xanh lạ mắt đang “hot rần rần” trong giới nội trợ. Thế nhưng, khi tìm hiểu về nguồn gốc của loại gạo “hot trend” này nhiều người không khỏi bất ngờ.

"Sốt" vì  tin quảng cáo

Gạo Séng cù là loại gạo đặc sản nổi tiếng tại Mường Khương và Bát Xát. Đây là loại gạo thơm ngon được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Từ khoảng cuối tháng 9 và trong tháng 10, người dân thu hoạch vụ lúa mùa; đây cũng là thời điểm loại gạo có màu xanh cốm được giới thiệu khắp các trang mạng xã hội.

Hãy là người tiêu dùng thông thái: Thực hư về gạo Séng cù xanh gây sốt trên thị trường
Bài đăng giới thiệu gạo séng cù xanh trên mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình

Chỉ cần gõ “Séng cù xanh” trên các nền tảng mạng xã hội, hay các trang thương mại điện tử, có thể thấy ngày các bài đăng kinh doanh loại đặc sản mới nổi này. Các bài đăng bán hàng thường giới thiệu với các thông tin “tấn công” thẳng vào thị hiếu người tiêu dùng như: Séng cù xanh mỗi năm chỉ có trong 1 tháng, là loại gạo được thu hoạch lúc hạt gạo căng nhưng chưa chín hẳn. Người dân thu hoạch sớm và không phơi già nắng. Hạt gạo còn nguyên màu xanh như cốm, ăn có vị ngọt, thơm ngậy khác biệt.

Hãy là người tiêu dùng thông thái: Thực hư về gạo Séng cù xanh gây sốt trên thị trường 1
Đầy rẫy các bài đăng bán gạo Séng cù xanh trên mạng xã hội với những lời giới thiệu hấp dẫn người tiêu dùng. Ảnh chụp màn hình.

Ngoài ra, các bài quảng cáo thường đi kèm với thông tin hướng dẫn: Gạo Séng cù xanh xát dối, nên lớp mạt cám ở ngoài rất mỏng. Khi nấu thì khách chỉ cho nước vào khuấy nhẹ để rửa gạo thôi, không vò gạo vì… 80% chất dinh dưỡng ở ngoài mạt gạo, vo gạo kĩ sẽ mất hết chất.

Với những thông tin thú vị như vậy, gạo Séng cù xanh nhanh chóng được “săn lùng”, trở thành mặt hàng “hot trend” với những người đam mê nội trợ. Nhiều người mua gạo Séng cù xanh về nấu ngay thì nhận xét, gạo có màu xanh đẹp mắt, thơm mùi nếp, cơm dẻo, ngọt đặc trưng của gạo Séng cù. Giá của loại gạo này cũng có sự chênh lệch nhau rất lớn dao động từ 28.000 - 40.000 đồng/kg. Thế nhưng, cũng không ít người nhận về nhiều nỗi thất vọng sau khi mua loại gạo này.

Sự thật của màu xanh non

Một số người dân ở Cốc lếu (Lào Cai) mua gạo phàn nàn: "Loại gạo này nhanh chóng mất màu nếu rửa kỹ với nước, trở lại màu trắng “nguyên thủy” như gạo thông thường. Gạo chỉ giữ màu xanh đẹp, mùi thơm của lúa non vài hôm đầu. Nếu bảo quản như gạo thông thường, thì gạo xanh rất dễ mốc, hỏng, mất màu, mất mùi. Chẳng biết họ tạo ra màu xanh bằng cách nào nhưng tôi sẽ không mua lần 2 vì quá thất vọng."

Hãy là người tiêu dùng thông thái: Thực hư về gạo Séng cù xanh gây sốt trên thị trường 2

Dù được giới thiệu là đặc sản của Mường Khương, nhưng khi hỏi về loại gạo Séng cù có màu xanh tại địa phương này, người dân có chung khẳng định: Mường Khương chỉ có một loại gạo Séng cù truyền thống, gạo có màu trắng ngà hoặc trắng đục, không có Séng cù màu xanh dù thu hoạch non hay già, phơi đủ nắng hay thiếu nắng.

Theo thông tin được một số tài khoản mạng xã hội quảng cáo bán gạo Séng cù xanh. Nhiều người bán khẳng định chắc nịch, đây là gạo được sản xuất tại Mường Khương. Thế nhưng, khi hỏi địa chỉ cụ thể để đến xem quy trình xay xát, thì hầu hết người bán đều trả lời quanh co với nhiều lý do như địa chỉ xa, khó tìm hoặc vừa xát thóc xong nên không có sẵn thóc nguyên liệu để xát tiếp...

Hãy là người tiêu dùng thông thái: Thực hư về gạo Séng cù xanh gây sốt trên thị trường 3
Nhiều cơ sở xay xát khẳng định màu xanh và mùi thơm của gạo Séng cù có được do xát thóc cùng lá dứa (lá nếp) tươi.

Nhiều điểm bán không ngần ngại thừa nhận, gạo Séng cù có màu xanh là do nhuộm. Màu nhuộm tùy từng cơ sở xay xát, có nơi dùng lá dứa (lá nếp) tươi xay xát cùng thóc nhưng có nhược điểm là gạo dễ mất màu, mất mùi, khó bảo quản. Có nơi sẽ dùng tinh dầu và màu thực phẩm để tạo ra gạo có màu xanh. Vì thị hiếu người tiêu dùng (các điểm bán lẻ) thích gạo xanh nên các cơ sở xay xát tạo ra sản phẩm theo nhu cầu. Nếu mua số lượng lớn, các cơ sở này đều tư vấn nên chọn mua gạo xát mộc có màu trắng ngà hoặc trắng đục thường thấy để bảo quản tốt hơn. Nếu mua gạo xanh, thì chỉ nên mua số lượng nhỏ hơn, được đóng túi, hút chân không từ 2 - 5 - 10 kg.

Ngành chức năng nói gì?

Theo thống kê của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Lào Cai, Séng cù là gạo đặc sản đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lí, được canh tác chủ yếu tại 2 địa phương Bát Xát và Mường Khương. Sản lượng Séng cù mỗi năm đạt khoảng 10.000 tấn. Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có hơn 100 cơ sở xay xát, chế biến gạo Séng cù. Gạo Séng cù có hình thái đặc trưng là hạt gạo thuôn dài, bụng tròn, hạt gạo có màu trắng ngà hoặc trắng trong tùy vào hình thức phơi, sấy.

Ông Hà Ngọc Đạt, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Lào Cai khẳng định: Hiện chưa có bất cứ cơ sở nào, được cấp chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm với sản phẩm gạo Séng cù xanh. Theo quy định, các sản phẩm trước khi đưa ra ngoài thị trường để lưu thông, thì phải đảm bảo các điều kiện cơ bản về an toàn thực phẩm, quy chuẩn chất lượng phải được công bố… 

"Chi cục sẽ phối hợp với các cơ quan chuyên môn và phòng nông nghiệp các địa phương kiểm tra, rà soát, phân loại, thống kê, hậu kiểm với các sản phẩm, cơ sở xay xát gạo nói chung, cơ sở xay xát gạo Séng cù, Séng cù xanh nói riêng để đảm bảo việc thực hiện các quy định của nhà nước trong lĩnh vực này", ông Hà Ngọc Đạt cho biết.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.