Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bát Xát (Lào Cai): Hơn 200 ha lúa đặc sản Séng Cù nguy cơ mất trắng

Trọng Bảo - 14:57, 11/05/2020

Gạo Séng Cù từ lâu đã trở thành thương hiệu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân ở huyện Bát Xát (Lào Cai). Tuy nhiên, vụ xuân năm nay, trên 200 ha lúa Séng Cù của bà con nông dân có nguy cơ mất trắng do diễn biến bất thường của thời tiết.

Toàn huyện Bát Xát có hơn 200 ha lúa Séng Cù nguy cơ mất trắng
Toàn huyện Bát Xát có hơn 200 ha lúa Séng Cù nguy cơ mất trắng

Hơn 1 tuần nay, gia đình anh Trần Văn Dũng, ở thôn Lâm Tiến, xã Mường Vi, như ngồi trên lửa khi toàn bộ diện tích lúa Séng Cù của gia đình trổ bông được 2 - 3 tuần nhưng không kết hạt. Theo anh Dũng, gia đình anh trồng lúa Séng Cù đã được hơn 20 năm nay nhưng chưa có năm nào bị mất mùa như năm nay.

“Năm nay gia đình cấy 30kg thóc giống, tính đầu tư tất cả từ giống, phân bón… thì cũng bỏ ra gần chục triệu đồng. Nếu như được mùa như mọi năm thì với diện tích này gia đình cũng thu về khoảng gần 3 tấn thóc, bán cho thương lái cũng được gần 40 triệu đồng, trừ chi phí cũng còn để ra được vài chục triệu. Cả gia đình chỉ trông chờ vào diện tích ruộng này, năm nay mất mùa như này không biết sẽ xoay sở ra sao”, anh Dũng lo lắng nói.

Diện tích lúa của gia đình Anh Trần Văn Dũng, thôn Lâm Tiến, xã Mường Vi, Bát Xát không còn khả năng cho thu hoạch
Diện tích lúa của gia đình Anh Trần Văn Dũng, thôn Lâm Tiến, xã Mường Vi, Bát Xát không còn khả năng cho thu hoạch

Huyện Bát Xát là một trong những địa phương có diện tích trồng giống lúa Séng Cù lớn của tỉnh Lào Cai. Đây là giống lúa đặc sản với ưu điểm gạo dẻo, thơm, giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với các giống lúa khác. Vụ xuân năm nay, toàn huyện gieo trồng 800 héc ta lúa đặc sản trong đó có hơn 300 héc ta lúa Séng Cù.

Ông Sí Trung Kiên, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bát Xát, cho biết: Do diễn biến thời tiết bất thường, khoảng 200 ha lúa cấy vào trung tuần tháng 2/2020 bị ảnh hưởng, không cho thu hoạch; ước tính thiệt hại khoảng trên 1.200 tấn lúa thương phẩm. Trong đó, xã Mường Vi là địa phương có diện tích thiệt hại nhiều nhất với 162 ha. Nếu tính theo giá lúa trên thị trường giao động 16 nghìn đồng/kg thì thiệt hại của bà con nông dân cũng lên tới hàng chục tỷ đồng..

" Nguyên nhân chính là do vào thời điểm khi cây lúa làm đòng, trỗ bông gặp điều kiện thời tiết bất lợi. Cụ thể, trung tuần tháng 4 vừa qua trên địa bàn xuất hiện mưa to cộng với rét đậm, nhiệt độ xuống thấp khiến cho cây lúa không thụ phấn được”, ông Kiên phân tích.

Giải pháp mà ngành Nông nghiệp huyện Bát Xát đưa ra đó là vận động bà con nông dân cắt bỏ và tận dụng làm thức ăn cho gia súc đối với những diện tích lúa bị ảnh hưởng không cho sản lượng; cùng với đó, hướng dẫn bà con đẩy sớm thời vụ gieo trồng vụ đông.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.