Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Thúc đẩy chất lượng giáo dục

PV - 14:20, 07/05/2018

Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới, với 6/11 huyện thuộc diện huyện nghèo, có hơn 20 dân tộc cùng sinh sống, trình độ dân trí của đa số đồng bào còn thấp.

Nhiều năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã linh hoạt, sáng tạo trong công tác xã hội hóa (XHH) giáo dục. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho con em đồng bào các DTTS có điều kiện học tập, từng bước thúc đẩy chất lượng giáo dục địa phương ngày càng phát triển.

Chúng tôi cảm nhận rõ hơn những thay đổi khi đến điểm Trường Mầm non thôn Pạc Tiến, xã Tà Thu (huyện Xín Mần). Trước đây, cơ sở trường lớp cũng như các điều kiện dạy học ở trường còn nhiều khó khăn, thiếu thốn... nay đã được thay bằng dãy nhà cấp 4 lợp mái tôn, nền lát đá hoa, khang trang, kiên cố, cùng với hệ thống lò sưởi, bếp nấu ăn.

Phong trào xã hội hóa giáo dục được cộng đồng hưởng ứng tích cực. Phong trào xã hội hóa giáo dục được cộng đồng hưởng ứng tích cực.

 

Cô giáo Vàng Thị Ơn chia sẻ: “Hiện nay, điểm trường có 27 học sinh con em của 2 thôn Đông Nhẩu và Pạc Tiến. Với tinh thần “tất cả vì học sinh thân yêu” tập thể nhà trường đã luôn đoàn kết, chung tay vượt qua khó khăn từng bước xây dựng môi trường giáo dục ngày một thân thiện hơn, chất lượng dạy và học đang có chuyển biến tích cực”.

Để có được những thay đổi đó, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Tà Thu đã không ngừng kêu gọi XHH từ các công ty, doanh nghiệp trên cả nước để xây dựng nhiều trường học, cung cấp trang thiết bị dạy học, vui chơi cho trẻ em. Nhiều hoạt động trao tặng quà như áo ấm mùa đông, khám, phát thuốc chữa bệnh cho người dân trên địa bàn được triển khai thực hiện.

Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Giang, năm 2017, tỉnh đã kết nối, huy động hàng trăm tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh ủng hộ kinh phí để sửa chữa, xây mới các điểm trường, cung cấp trang thiết bị phục vụ học tập, đặc biệt tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS với nguồn kinh phí đạt gần 88 tỷ đồng. Ngoài ra, tại nhiều điểm trường của các huyện vùng cao đã được các tổ chức tình nguyện giúp đỡ hàng nghìn trang thiết bị phục vụ học tập, đồ chơi trẻ em, xe đạp, chăn màn, áo ấm mùa đông…

Từ hiệu quả trên, có thể thấy công tác XHH đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức và sự quan tâm của người dân trong và ngoài tỉnh cùng chung tay đóng góp, nâng cấp, xây dựng các cơ sở giáo dục. Ngoài ra, công tác XHH giáo dục còn góp phần nâng cao dân trí và là tiền đề quan trọng trong quá trình xóa đói, giảm nghèo bền vững.

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Tổ chức dạy học linh hoạt cho học sinh tại vùng ảnh hưởng bởi bão, lũ

Tổ chức dạy học linh hoạt cho học sinh tại vùng ảnh hưởng bởi bão, lũ

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các nhà trường tại những vùng bị ảnh hưởng bởi bão, lũ thực hiện giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn để bảo đảm tiến độ thực hiện chương trình theo khung thời gian năm học, không gây áp lực, quá tải cho giáo viên và học sinh.