Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thừa Thiên Huế: Trưng bày chuyên đề "Câu chuyện từ những dòng sông"

NA - 17:48, 15/06/2022

Ngày 15/6, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế phối hợp với Bảo tàng Gốm cổ Sông Hương khai mạc trưng bày chuyên đề “Câu chuyện từ những dòng sông”.

Các đại biểu tham quan gian trưng bày hiện vật gốm tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế
Các đại biểu tham quan gian trưng bày hiện vật gốm tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế

Chương trình trưng bày chuyên đề đã giới thiệu đến công chúng gần 300 hiện vật, tập trung vào hai chủ đề chính. Chủ đề Sông Hương kể chuyện đem đến cho người xem những hiện vật gốm thời Lý, Trần, Lê sơ cho đến thời nhà Nguyễn (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XX). Đó là những hiện vật gốm được tìm thấy dưới dòng sông Hương, mang nhiều nét đặc trưng gắn bó mật thiết với người dân Việt Nam nói chung và cộng đồng dân cư xứ Huế nói riêng.

Nhóm hiện vật gốm thời kỳ nhà Nguyễn được phát hiện tại dòng sông Hương
Nhóm hiện vật gốm thời kỳ nhà Nguyễn được phát hiện tại dòng sông Hương

Chủ đề Dấu tích xưa bên dòng Ô Lâu giới thiệu đến du khách bộ sưu tập gốm với các loại hình phong phú, có niên đại từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XX. Những hiện vật này được phát hiện dưới dòng sông Ô Lâu, tập trung ở khu vực làng cổ Phước Tích và Mỹ Xuyên (huyện Phong Điền). Những hiện vật này mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, là minh chứng khẳng định cho sự phát triển các làng nghề truyền thống của vùng đất Thừa Thiên Huế, là cơ sở về mặt khoa học và lịch sử quan trọng phục vụ trong công tác nghiên cứu.

Mỗi hiện vật gốm được trưng bày đều gắn liền với những giai đoạn lịch sử.
Mỗi hiện vật gốm được trưng bày đều gắn liền với những giai đoạn lịch sử.

Gần 300 hiện vật trưng bày được xem như mảnh ghép quan trọng trong bức tranh chung về di sản văn hóa, ghi lại sự hiện diện của các nền văn hóa qua các thời kỳ lịch sử, cũng như quá trình hình thành, phát triển của vùng đất Cố đô xưa. 

Hoạt động trưng bày lần này cũng góp phần tạo mối quan hệ liên kết, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm giữa các đơn vị bảo tàng đóng trên địa bàn tỉnh; đồng thời, là cơ hội để các nhà nghiên cứu và du khách đến Huế có thể tìm hiểu thêm các tư liệu quý trong công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản dưới nước… 

Chương trình trưng bày chuyên đề “Câu chuyện từ những dòng sông” sẽ kéo dài đến hết ngày 15/7.

Nhóm hiện vật gốm, sành Mỹ Xuyên được phát hiện tại dòng sông Ô Lâu
Nhóm hiện vật gốm, sành Mỹ Xuyên được phát hiện tại dòng sông Ô Lâu
Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.