Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Triển lãm gần 100 phiên bản Châu bản, tư liệu về “thuật trị quốc” của Hoàng đế Minh Mạng

Lam Anh - 19:15, 09/06/2022

Chiều 9/6, tại vườn Thiệu Phương, Đại Nội (Huế), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức khai mạc triển lãm “Thuật trị quốc của Hoàng đế Minh Mạng qua Di sản tư liệu Châu bản triều Nguyễn” nhằm làm sống dậy câu chuyện trị quốc an dân của ông một cách chân thực.

Hình ảnh liên quan đến triều Nguyễn được trưng bày tại triển lãm. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I
Hình ảnh liên quan đến triều Nguyễn được trưng bày tại triển lãm. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I

Cách nay 200 năm, thời vua Minh Mạng, nước Đại Nam được coi là một trong những cường quốc khu vực Đông Nam Á. Đó là thời kì hùng mạnh cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam.

Con đường trị quốc an dân của vua Minh Mạng được bắt đầu từ chính việc tu dưỡng bản thân và tề gia. Ngay khi lên ngôi, ông bắt đầu cho soạn ngọc phả, lập Phủ tôn nhân để quản lý, trông coi các việc trong Hoàng tộc. Sau đó, ông cho bầu tộc trưởng để dạy dỗ con em và đặt rõ quy định, đề ra khuôn phép khiến trên dưới có thứ bậc.

Đối với việc trị nước, vua Minh Mạng là người quyết đoán. Ông cải cách hành chính từ trung ương tới địa phương. Vua Minh Mạng cải tổ lại hệ thống Lục bộ, đổi Văn thư phòng thành Nội các, lập Viện Cơ mật để tư vấn và tham mưu cho mình. Đồng thời ông thiết lập hệ thống giám sát từ trung ương xuống địa phương và bộ máy tư pháp chuyên lo về hình luật.

Vua Minh Mạng đã từng bước thận trọng nhưng kiên quyết thực hiện cải cách hành chính ở chính quyền địa phương nhằm chuyển chế độ quân chủ phân quyền sang chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Năm 1831 - 1832, vua cho bãi bỏ chức Tổng trấn Bắc thành và Tổng trấn Gia Định thành, đổi các trấn thành tỉnh. Cùng với đó, ông tiến hành đặt quan chức ở cấp tỉnh cho phù hợp với thực tại. Đối với vùng thượng du, vua Minh Mạng cho nhất thể hóa về mặt hành chính cùng với đồng bằng, thu thuế của người dân tộc thiểu số như người Kinh. Lần đầu tiên đơn vị hành chính được thống nhất trên toàn quốc với 30 tỉnh và 1 phủ. Đến nay, công cuộc cải cách này vẫn còn nhiều giá trị và ý nghĩa.

Hình ảnh trưng bày tại triển lãm. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I
Hình ảnh trưng bày tại triển lãm. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I

Ngoài ra, vua Minh Mạng cũng cho cải cách các đơn vị và chế độ tuyển binh lính trong quân đội nhằm xây dựng quân đội hùng mạnh. Đồng thời, ông đề ra đường lối, chủ trương, chính sách về kinh tế, văn hóa - giáo dục và an sinh xã hội để mong tiến đến một quốc gia vững mạnh.

Lịch sử đã đi qua nhưng dấu ấn của vua Minh Mạng về công cuộc cải cách, những thuật hay sách tốt trị quốc an dân vẫn còn in dấu trong từng trang Châu bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới. Nhân dịp 220 năm triều Nguyễn, kỉ niệm 40 năm thành lập Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I phối hợp Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp tổ chức triển lãm “Thuật trị quốc của Hoàng đế Minh Mạng qua Di sản tư liệu Châu bản triều Nguyễn”.

Triển lãm bao gồm 3 phần chính: Tu thân - Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ. Thông qua nguồn sử liệu cùng những hình ảnh được trưng bày, triển lãm được kỳ vọng sẽ góp phần làm sống dậy câu chuyện trị quốc an dân của vua Minh Mạng một cách chân thực.

Triển lãm phục vụ khách tham quan trực tiếp tại Vườn Thiệu Phương, Đại Nội, Huế đến hết ngày 31/8.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.