Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Trưng bày 32 phiên bản Kim Ấn triều Nguyễn tại Huế

T.Hợp - 10:45, 11/06/2022

Hưởng ứng hoạt động Festival Huế 2022, ngày 10/6 tại lầu Ngũ Phụng, Ngọ Môn, Đại Nội - Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nghệ nhân nhân dân Trần Độ ở làng gốm Bát Tràng - Hà Nội khai mạc Triển lãm “Phiên bản Kim Ấn triều Nguyễn”.

Độc đáo chiếc ấn làm bằng gốm thếp vàng, được chế tác dựa trên các tiêu bản Kim ấn triều Nguyễn
Độc đáo chiếc ấn làm bằng gốm thếp vàng, được chế tác dựa trên các tiêu bản Kim ấn triều Nguyễn

Triển lãm “Phiên bản Kim ấn triều Nguyễn” trưng bày 32 chiếc ấn làm bằng gốm thếp vàng, được chế tác dựa trên các tiêu bản Kim ấn triều Nguyễn đang được lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Trong đó có ấn Hoàng đế tôn thân chi bảo, ấn Sắc mệnh chi bảo, Tề gia chi bảo và ấn của các Hoàng thái hậu, Hoàng thái phi, Hoàng thái tử…

Triển lãm góp phần tái hiện một phần lịch sử triều Nguyễn từ câu chuyện của những nhân vật, những sự kiện gắn với Hoàng cung Huế. Những phiên bản Kim ấn triều Nguyễn tại triển lãm do Nghệ nhân Nhân dân Trần Độ đến từ làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) chế tác.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, kim bảo, ngọc tỷ là những báu vật của quốc gia. Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn đã cho làm hơn 100 chiếc ấn đúc bằng vàng, bạc (kim bảo) hoặc chế tác từ ngọc quý (ngọc tỷ).

Trong đó, thời Gia Long (1802-1820) có 12 chiếc; thời Minh Mạng (1820-1840) có 15 chiếc; thời Thiệu Trị (1841-1847) có 10 chiếc; thời Tự Đức (1848-1883) có 15 chiếc; thời Kiến Phúc (1884) và Hàm Nghi (1885) đều có 1 chiếc; thời Đồng Khánh (1885-1888) có 5 chiếc; thời Thành Thái (1889-1907) có 10 chiếc; thời Khải Định (1916-1924) có 12 chiếc và thời Bảo Đại (1925-1945) có 8 chiếc.

Tuy nhiên, có một số chiếc ấn đã bị đánh cắp hoặc tiêu hủy, số còn lại gồm 85 chiếc ấn với các chất liệu vàng, bạc, ngọc nay đang được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Theo Ban Tổ chức, triển lãm mở cửa đến hết năm 2022./.

Tin cùng chuyên mục
Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Thôn A Xây, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) còn có tên gọi trang trọng khác là thôn Bác Hồ. Trong kháng chiến, thôn A Xây là căn cứ cách mạng, người dân một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ. Trong thời bình, người dân đoàn kết vượt qua khó khăn, học hỏi tiếp cận cách làm kinh tế mới để cùng nhau xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.