Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Triển lãm 3D tài liệu lưu trữ Giáo dục triều Nguyễn - vang vọng còn lại: Tìm lại vàng son một thuở

PV - 09:56, 07/09/2021

Triển lãm 3D tài liệu lưu trữ Giáo dục triều Nguyễn - vang vọng còn lại vừa được khai mạc trực tuyến trước thềm năm học mới. Thông qua những hình ảnh, tài liệu đặc biệt, triển lãm gửi gắm thông điệp từ xa xưa để thế hệ hôm nay gạn đục khơi trong, chắt lọc tinh hoa của giáo dục triều Nguyễn và vận dụng linh hoạt vào nền giáo dục đương đại. Đây cũng là nơi người xem có thể tìm thấy những ký ức về một thời vàng son bút nghiên Nho học đã lui vào quá khứ.

 Những tư liệu về lễ khai giảng dưới triều Nguyễn
Những tư liệu về lễ khai giảng dưới triều Nguyễn

Triển lãm diễn ra tại địa chỉ website http://archives.org.vn do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ) phối hợp tổ chức.

Ôn c tri tân

Bà Trần Thị Mai Hương, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia I cho biết, nền giáo dục xưa, trong đó có giáo dục dưới triều Nguyễn (1802-1945) đã lùi xa, nhưng tính công bằng, nghiêm minh trong khoa cử, cách rèn luyện tinh thần học tập, cách tu dưỡng đạo đức, nhân cách, hun đúc khí tiết cho con người... vẫn là những giá trị có sức sống lâu bền trong thời đại ngày nay. Đã hơn 100 năm kể từ khoa thi Nho học cuối cùng của triều Nguyễn, những dấu tích xưa tưởng như đã là quá khứ, thế nhưng hàng trăm tài liệu đặc sắc từ khối di sản tư liệu Châu bản và Mộc bản được giới thiệu ở triển lãm đã “phát lộ” những chân dung, câu chuyện cụ thể, từ việc thiết lập hệ thống trường học đến không khí khai giảng năm học mới. Những bài học xưa lần lượt được khắc họa theo 5 chủ đề: Khai giảng; Trường học; Người thầy; Học tập - thi cử; Khuyến học - khuyến tài.

Với chủ đề Khai giảngTriển lãm đã giới thiệu những hình ảnh sinh động về ngày đầu tiên của năm học mới. Buổi lễ được tiến hành theo ngày tốt mà Khâm thiên giám chọn, sau ngày khai ấn, được thực hiện chu đáo và trang trọng. Quan Tế tửu dẫn theo toàn bộ thầy trò - mũ áo chỉnh tề lên Di Luân đường làm lễ yết cáo Tiên sư (Khổng Tử). Chủ đề Trường học mang tới những hình ảnh về hệ thống trường học công lập hoạt động một cách quy củ, bài bản dưới triều Nguyễn, được mở rộng khắp từ Kinh đô đến các địa phương, tổ chức đến cấp huyện ở đồng bằng và cấp châu một số nơi ở miền núi.

Các tài liệu Châu bản, Mộc bản tại triển lãm còn cho thấy vai trò quan trọng của người thầy trong xã hội xưa. Họ không chỉ là người dạy chữ mà còn dạy lễ nghi, đạo lý, là tấm gương mẫu mực và được xã hội trọng vọng, đề cao. Vì vậy, việc tuyển chọn người làm thầy luôn hướng đến tiêu chuẩn giỏi chữ nghĩa văn chương, có đạo đức, khí tiết theo chuẩn mực lúc bấy giờ, như lời dụ của Hoàng đế Tự Đức “không câu nệ là người trong hạt hay người khác nha, thấy người tài đức nổi trội thì làm tập tâu đầy đủ dâng lên”. Châu bản, Mộc bản triều Nguyễn cũng đã lưu lại tên tuổi của nhiều người thầy tiêu biểu là tấm gương sáng về đạo đức, khí tiết và học vấn uyên bác lúc bấy giờ.

Thi cử được coi là con đường để Nhà vua tuyển chọn người ra giúp nước. Triều Nguyễn đã kế thừa những kinh nghiệm và định chế về tổ chức khoa cử ở các triều đại trước, đồng thời cũng là triều đại hoàn thiện các hoạt động thi cử ở một bước cao hơn, để lại nhiều bài học quý giá cho hoạt động giáo dục và thi cử hiện nay. Tính công bằng được đề cao, đặc biệt, để đảm bảo sự trong sạch trong kỳ thi, những người dự vào hội đồng thi, nếu có quan hệ thân thuộc với người dự thi phải khai báo để “hồi tị” (tránh né), nếu cố tình không khai báo sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Các hình ảnh giới thiệu về nội dung này được tái hiện trong chủ đề Học tập - thi cử.

Triển lãm cũng mang tới những hình ảnh, thông tin tài liệu về nội dung Khuyến học - khuyến tài. Theo đó, các vua triều Nguyễn rất coi trọng việc chiêu hiền đãi sĩ. Nhà vua ban sách vở, dầu đèn, cấp lương cho giám sinh ăn học ở Quốc Tử Giám. Giám sinh ở xa quê được cấp tiền mua chăn đệm chống rét, đảm bảo sức khỏe. Triều Nguyễn còn là triều đại có chính sách khuyến học đối với dân tộc ít người.

Triển lãm khắc họa những bài học xưa theo 5 chủ đề: Khai giảng; Trường học; Người thầy; Học tập - thi cử; Khuyến học - khuyến tài
Triển lãm khắc họa những bài học xưa theo 5 chủ đề: Khai giảng; Trường học; Người thầy; Học tập - thi cử; Khuyến học - khuyến tài

Cht lc tinh hoa

Ý nghĩa của cuộc triển lãm càng được nhân lên khi những tài liệu đặc biệt này được đưa đến trong bối cảnh hàng triệu học sinh cả nước bước vào năm học mới với một tâm thế đặc biệt: Học trong thời dịch bệnh. Nhiều hiện vật, tư liệu quý được trưng bày trong không gian trực tuyến này sẽ cho công chúng thấy được sợi dây kết nối tư duy xuyên suốt từ ngàn xưa cho đến hôm nay. Để thấy rằng, trong bất kỳ thời đại nào, hoàn cảnh nào, dù có khó khăn đến đâu thì việc học vẫn luôn có vai trò quan trọng.

Đáng chú ý, trong số đó có những tài liệu là minh chứng chính sách khuyến khích học “tiếng Tây” có từ triều Nguyễn. Theo đó, trong triều đại này, các vị vua đều quan tâm đến việc học ngoại ngữ và ban hành nhiều chủ trương, chính sách về dạy và học các thứ tiếng nước ngoài. Đơn cử, trong một tài liệu Mộc bản có nêu: “Phụng xét người bản quốc hiện nay am hiểu tiếng Pháp rất ít, lúc cần phái việc gì rất ít người. Nếu chọn các con em thiếu niên ra nước ngoài học tập thì phí tổn rất lớn mà lần đầu đi xa chưa hẳn đã vui vẻ, tình nguyện. Vậy nay xin quan do phủ Thừa Thiên và hai tỉnh Nam Ngãi hết lòng tuyển chọn các con em của dân lương và trẻ nhỏ trong hạt từ 10 đến 16 tuổi, mỗi tỉnh khoảng 10 tên gửi đến hoặc do nha thần tập hợp. Toàn năm cấp quần áo, đồ ăn, phái một viên ký lục (tú tài xuất thân) và một viên thông ngôn (như Nguyễn Đức Minh) sung giáo tập và thông dịch tiếng Pháp thuộc nha đến dạy học”.

Sau khi thực dân Pháp xâm lược (1858), việc tiếp xúc với tiếng Pháp, chữ Pháp mở rộng hơn trước đã đòi hỏi người học phải nâng cao trình độ, triều đình nhà Nguyễn ban hành quy định và chế độ học tiếng Tây mới. Cụ thể, người học chữ Tây, tiếng Tây, hạn học tập mỗi ngày quy định là 10 chữ kể cả tiếng nói. Cứ 3 tháng một kỳ, nội các và Bộ Lễ phối hợp sát hạch. Ai đọc thuộc lòng, thông hiểu, chữ viết đúng, ngay ngắn, nhiều đến 100 cả chữ lẫn âm thì xếp vào hạng ưu, được thưởng 6 quan tiền; nếu được 50 cả chữ lẫn âm thì xếp vào hạng trung bình, được thưởng 4 quan tiền.

Cũng thông qua các tài liệu từ Mộc bản, Châu bản triều Nguyễn, ký ức về những dấu mốc quan trọng trong hoạt động giáo dục triều Nguyễn được kể lại một cách sinh động. Trong đó, có những thông tin thú vị về việc xây trường, dựng lớp. Năm 1803, vua Gia Long cho mở nhà Quốc học tại Kinh đô Huế để tổ chức dạy học cho con cháu thuộc dòng họ tôn thất của nhà vua, con của các quan chức thuộc bộ máy Nhà nước và con của dân thường ưu tú, nhằm bổ sung vào đội ngũ quan lại của triều đình. Năm 1820, thời Minh Mệnh, nhà Quốc học chính thức mang tên Quốc Tử Giám, trở thành trường học cấp cao nhất ở Kinh đô dưới triều Nguyễn. Quan tâm tới việc đào tạo, vua Tự Đức giao những người nào học hạnh sung làm chức quan ở Quốc Tử Giám. Các giám sinh được triều đình tạo điều kiện tốt nhất có thể cho việc học hành, ăn ở tại Giám, được triều đình cấp tiền, dầu đèn. Những người học kém, lười biếng sẽ bị trách phạt, thậm chí đuổi học.

Bước vào năm học mới, triển lãm Giáo dục triều Nguyễn - vang vọng còn lại ra mắt sẽ là nơi giúp các nhà nghiên cứu và đông đảo công chúng tìm hiểu những thông tin thú vị về một thời vàng son của Nho học, sống lại không khí bút nghiên trong quá khứ. /.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.