Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Triển lãm ảnh “60 năm thảm họa da cam-nỗi đau còn đó-nhân chứng lịch sử”

Nguyệt Anh (T/H) - 09:47, 29/07/2021

Tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng đang diễn ra Triển lãm ảnh nhân Kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam ở Việt Nam với chủ đề “60 năm thảm họa da cam - nỗi đau còn đó - nhân chứng lịch sử”.


Đại tá Nguyễn Hữu Ý- Chủ tịch Hội nạn nhân CDDC/DIOXIN thành phố Hải Phòng giới thiệu một số hình ảnh tiêu biểu được công bố tại triển lãm ảnh "60 năm thảm họa da cam Việt Nam- Nỗi đau còn đó- Nhân chứng lịch sử".
Đại tá Nguyễn Hữu Ý- Chủ tịch Hội nạn nhân CDDC/DIOXIN thành phố Hải Phòng giới thiệu một số hình ảnh tiêu biểu được công bố tại triển lãm ảnh "60 năm thảm họa da cam Việt Nam- Nỗi đau còn đó- Nhân chứng lịch sử".

Với 60 ảnh tượng trưng cho 60 năm thảm họa da cam tại Việt Nam, Triển lãm đã mang đến cho người xem một bức tranh toàn cảnh về thảm họa da cam xảy ra trên đất nước ta. Trong đó, thể hiện rõ 4 nội dung, gồm: 20 ảnh về thảm họa da cam nỗi đau còn đó; 15 ảnh về toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cộng đồng trong và ngoài thành phố Cảng nỗ lực chăm sóc, giúp đỡ các nạn nhân; 15 ảnh về công tác xây dựng Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố; 10 ảnh về hoạt động đối ngoại nhân dân - đấu tranh đòi công lý…

Triển lãm nhằm tuyên truyền về hậu quả chất độc da cam/dioxin đối với môi trường và con người; quan điểm của Đảng, Nhà nước về giải quyết hậu quả chất độc hóa học do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam… Đồng thời góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm và hành động của mọi người trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; khơi dậy truyền thống nhân ái của dân tộc, chung tay hành động vì nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam trên địa bàn thành phố ngày càng hiệu quả, thiết thực.

Riêng tại thành phố Hải Phòng có 17.047 người nhiễm và nghi nhiễm chất độc hóa học, trong đó hơn 10.000 người trực tiếp, trên 6.000 người là con đẻ, cháu nội, cháu ngoại người hoạt động kháng chiến, nạn nhân qua đã đời là hơn 1.000 người. Tại Hải Phòng hiện có 6.462 nạn nhân còn sống đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

Đảng, Nhà nước, thành phố đã có nhiều chủ trương, chính sách giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Cả hệ thống chính trị và cộng đồng chung tay xoa dịu nỗi đau da cam, hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần, giúp đỡ nạn nhân khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Những năm gần đây, mỗi năm, thành phố trích ngân sách hơn 40 tỷ đồng tặng quà cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học 2 lần vào dịp Tết Nguyên đán và ngày Thương binh-Liệt sỹ (27/7) với mức 9 triệu đồng/người (mức quà tặng cao nhất toàn quốc). Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Hải Phòng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, thành phố nhiều hơn nữa về tinh thần và vật chất dành cho các nạn nhân.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.