Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ Khánh thành đại công trình Cống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

N.Tâm - H.Diễm - 21:46, 05/03/2022

Ngày 5/3, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Lễ Khánh thành công trình Cống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé, thuộc Dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé tại Kiên Giang. Đến dự có Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành Trung ương và lãnh đạo một số tỉnh, thành trong khu vực.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi lễ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi lễ

Dự án được khởi công từ tháng 10/2019 và hoàn thành vào tháng 11/2021. Công trình có tổng mức kinh phí lên đến 3.309 tỷ đồng. Đây là dự án thủy lợi lớn nhất Việt Nam về cả quy mô và khẩu độ thông nước, được xây dựng trên sông Cái Lớn, thuộc hai huyện Châu Thành và An Biên (Kiên Giang). Công trình do người Việt thiết kế, thi công, quản lý.

Dự án gồm có các công trình chính: Cống Cái Lớn; cống Cái Bé; cống Xẻo Rô; đê nối cống Cái Lớn, cống Cái Bé với Quốc lộ 61; 8 cống hở dọc tuyến đê biển An Biên - An Minh; hệ thống quan trắc, giám sát tự động; hợp phần mô hình sinh kế và các hoạt động phi công trình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang. Trong đó, công trình chính là cống Cái Lớn xây cách cầu Cái Lớn 2,1 km về hướng sông Hậu. Cống này có 11 cửa van, trong đó có 8 cửa van có khẩu độ 40 x 9 m, mỗi cửa van nặng 203 tấn; 2 cửa van khẩu độ 40 x 7,5 m, nặng 188 tấn và 1 cửa van khẩu độ 40 x 6,0 m, nặng 155 tấn.

Cống Cái Bé xây dựng dưới lòng sông Cái Bé, cách cầu Cái Bé 1,9 km về hướng sông Hậu, rộng 85 m với 1 âu thuyền rộng 15m. Ngoài ra còn có cống Xẻo Rô cách cống Cái Lớn 3 km, có chiều rộng 41,5 m. Cùng với đó là 6 km đường đê giao thông kết nối các công trình…

Thủ tướng Phạm Minh Chính và đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nghi thức khánh thành công trình thủy lợi lớn nhất Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nghi thức khánh thành công trình thủy lợi lớn nhất Việt Nam

Sau khi hoàn thành, cống Cái Lớn - Cái Bé có nhiệm vụ kiểm soát nguồn nước (mặn, lợ, ngọt), tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững đối với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái (ngọt, mặn - lợ, ngọt - lợ luân phiên) cho vùng hưởng lợi với diện tích tự nhiên 384.120 ha (gồm các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu), trong đó đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản là 346.241ha; kết hợp tuyến đê biển Tây tạo thành cụm công trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng, chống thiên tai, giảm ngập úng khi mặt đất hạ thấp (do lún sụt đất); giảm thiệt hại do thiên tai (hạn, mặn) vào mùa khô cho các mô hình sản xuất trong vùng; góp phần cấp nước ngọt trong mùa mưa cho vùng sản xuất mặn, ngọt huyện An Minh, An Biên với những năm mưa ít và tiêu thoát cho vùng hưởng lợi của dự án trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng; kết hợp phát triển cơ sở hạ tầng giao thông bộ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, nhận định, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu toàn cầu. Phải thẳng thắn nhìn nhận ảnh hưởng đó đang ngày càng gia tăng, hiện hữu rõ nét hơn do sự nóng lên của trái đất và việc khai thác tài nguyên nước quá mức trên thượng nguồn. Hiện tượng sụt lún với tốc độ nhanh, sạt lở bờ sông, bờ biển diễn ra ngày càng nghiêm trọng…

Chính phủ xác định việc phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSCL nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng, phải gắn liền với phát triển thủy lợi, phải xem thủy lợi là trọng tâm để giải quyết các vấn đề còn tồn tại về nguồn nước. Muốn vậy, phải xây dựng được chiến lược đầu tư thủy lợi hợp lý với các giải pháp công trình và phi công trình một cách đồng bộ, hiệu quả. Dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé là một trong những giải pháp như vậy.

Tổng quan công trình Cống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé
Tổng quan công trình Cống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Thủ tướng yêu cầu, Bộ NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức bàn giao, tiếp nhận, vận hành, khai thác theo đúng quy định. Chính quyền và Nhân dân các tỉnh vùng dự án hỗ trợ và phối kết hợp với Bộ NN&PTNT trong việc khai thác, sử dụng công trình, bảo vệ tuyệt đối an toàn công trình thủy lợi, giữ gìn môi trường cảnh quan sạch đẹp, xứng đáng với một công trình thủy lợi trọng điểm tại vùng ĐBSCL.

Đồng thời, đây là công trình có kiến trúc và cảnh quan đẹp, ấn tượng, vì vậy bên cạnh, phát huy hiệu quả công trình cho phát triển nông nghiệp, cần khai thác những giá trị khác của công trình, tạo điểm nhấn để phát triển du lịch.

Với sự phát triển về mọi mặt, Thủ tướng kỳ vọng ĐBSCL sẽ bước vào thời kỳ phát triển mới với những bước đi đột phá và nhất định sẽ trở thành một vùng đất phát triển nhanh, bền vững, người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.