Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bảo Thắng (Lào Cai): Nhà máy nước khánh thành gần 2 năm, dân vẫn dùng nước giếng

Trọng Bảo - 16:12, 28/07/2021

Dự án nâng cấp, sửa chữa, mở rộng cấp nước sinh hoạt trung tâm xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, với tổng kinh phí hơn 6 tỷ đồng từ nguồn vốn WB (Ngân hàng Thế giới) được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt tháng 10/2017. Đầu năm 2020, công trình đi vào hoạt động, tuy nhiên, đến thời điểm này hàng trăm hộ dân vẫn đang phải dùng nước giếng hoặc chịu cảnh cắt nước luân phiên.

Téc nước người dân lắp lâu nay cũng chỉ… để đấy
Téc nước người dân lắp lâu nay cũng chỉ… để đấy

"Dài cổ" đợi nước về...

Cuối năm 2019, đầu năm 2020, hộ gia đình ông Hoàng Văn Lanh, ở thôn Phú Hải 1, xã Phú Nhuận rất vui mừng khi thấy đường ống nước và đồng hồ được lắp về đến cổng nhà. Ông Lanh rất vui vì sắp thoát cảnh, phải sử dụng nước giếng bao năm nay. Tuy nhiên, đợi mãi chẳng thấy giọt nước nào chảy về.

“Khi biết sắp có nước sạch để sử dụng, gia đình cũng đã đi mua téc nước, lắp thêm đường ống nước để phục vụ sinh hoạt trong gia đình. Tuy nhiên, gần 2 năm nay, chúng tôi đợi đến dài cổ mà không có một giọt nước nào chảy về. Đồng hồ nước của gia đình tôi và rất nhiều bà con trong thôn bây giờ vẫn ở con số không”, ông Lanh thất vọng nói.

Cũng như gia đình ông Lanh, anh Khổng Văn Điền ở cùng thôn Phú Hải 1 cũng rất bức xúc, khi mà đường ống cấp nước, đồng hồ nước được lắp gần 2 năm nay vẫn nằm phơi mưa nắng, còn nước thì không có một giọt.

“Nhà máy nước không có nước, nên gia đình vẫn phải dùng nước giếng. Tuy vậy, nước giếng đào ở khu vực này cũng hạn chế nên muốn trồng thêm cây rau, nuôi con gà, con lợn cũng khó, dùng tiết kiệm cũng chỉ đủ cho sinh hoạt”.

Đồng hồ nước các hộ dân ở thôn Phú Hải 1 gần 2 năm nay vẫn ở con số không
Đồng hồ nước các hộ dân ở thôn Phú Hải 1 gần 2 năm nay vẫn ở con số không

Thôn Phú Hải 1 nằm trong dự án nâng cấp, sửa chữa, mở rộng cấp nước sinh hoạt xã Phú Nhuận do Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Lào Cai làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí hơn 6,1 tỷ đồng. Cả thôn có hơn 50 hộ đều thuộc diện được đầu tư, lắp mới đường ống nước và đồng hồ đo nước.

Dù vậy, đến thời điểm này tất cả các hộ trong thôn đều chưa một lần được sử dụng nguồn nước sạch này. Còn đối với số hộ ở thôn Phú Hải 2, khu vực bưu điện xã...dù được sử dựng nước… thì phải chịu cảnh cắt nước luân phiên, những ngày mưa thì nước đục không thể sử dụng được.

Lý giải khó thuyết phục

Làm việc với Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Lào Cai - đơn vị chủ đầu tư, chúng tôi được biết: Công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân một số thôn trung tâm trên địa bàn xã Phú Nhuận, được đầu tư xây dựng từ năm 2008. Sau hơn 10 năm đưa vào vận hành sử dụng, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng. Hệ thống đường ống nước bị gãy, dập khiến cho nước dẫn từ đầu nguồn về bị dò gỉ nhiều, việc cung cấp nước sinh hoạt cho người dân bị thiếu.

Để bà con có nước dùng, tổ quản lý nước của xã phải cắt nước luân phiên. Mặc dù vậy, tình trạng thiếu nước sinh hoạt của bà con nơi đây vẫn thường xuyên diễn ra… Trước thực trạng này, dự án nâng cấp, sửa chữa, mở rộng cấp nước sinh hoạt trung tâm xã Phú Nhuận được phê duyệt đạt tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt nông thôn cấp IV, với công suất 400 mét khối/ngày đêm, bảo đảm cung cấp nước sinh hoạt cho 800 hộ được triển khai xây dựng.

Người dân thôn Phú Hải 1 hàng ngày vẫn phải sử dụng nước giếng
Người dân thôn Phú Hải 1 hàng ngày vẫn phải sử dụng nước giếng

Ông Đặng Quốc Anh, Phó Giám đốc Trung tâm nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Lào Cai cho biết: Việc phải cắt nước luân phiên do nhu cầu thực tế có khác với nhu cầu tính toán theo chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn do WB tài trợ (mỗi khẩu được sử dụng 60 lít nước/người/ngày đêm). Nhu cầu sử dụng nước của bà con nông thôn nói chung là rất cao, có những hộ dân sử dụng 100 đến 120 lít/ngày đêm (?), một mặt là thiết kế chưa đủ nhu cầu thực tế…

“Việc nâng cấp và sửa chữa công trình không được làm mới hoàn toàn, cho nên hệ thống chưa đáp ứng đầy đủ nước cho các hộ dân theo thiết kế. Khi cắt nước luân phiên thì các hộ ở vùng thấp thì đáp ứng được, còn các hộ ở vùng cao thì thường xuyên thiếu nước hoặc nước không chảy tới được…”, ông Anh lý giải.

Có một thực tế là công trình được thiết kế đủ đáp ứng cho 800 hộ dân; nhưng theo ông Phó Giám đốc trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Lào Cai, thì hiện xã Phú Nhuận mới chỉ có 500 hộ sử dụng và nộp tiền nước. Vậy tại sao nước vẫn thiếu phải cắt luân phiên, còn những điểm mở rộng như thôn Phú Hải 1, thì nước không thể chảy tới ?...

Câu hỏi này xin gửi tới các cơ quan chuyên môn vào cuộc làm rõ, tránh gây thắc mắc; cũng như đơn thư của người dân phản ánh đến cơ quan Báo như trong thời gian qua…

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.