Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thanh Hóa: Chưa được cấp phép, doanh nghiệp vẫn bán nước chui cho hàng nghìn hộ dân

Quỳnh Trâm- Nguyễn Nam - 19:31, 31/12/2020

Dù chưa được cơ quan chức năng cấp phép để xây dựng nhà máy nước, nhưng Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ xây dựng môi trường nước sạch Hà Trung (Công ty Hà Trung) vẫn tự dựng trạm xử lý nước để bán cho hàng nghìn hộ dân.

Thanh Hóa: Chưa được cấp phép, doanh nghiệp vẫn bán nước chui cho hàng nghìn hộ dân
Đường ống nước đã được Công ty Hà Trung lắp đặt cho hộ dân
Đường ống nước đã được Công ty Hà Trung lắp đặt cho hộ dân

Theo phản ánh, Công ty Hà Trung mới chỉ được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương để cấp nước cho 2 xã Hà Tân và Hà Giang (huyện Hà Trung). Song, Công ty đã tự ý dựng trạm xử lý nước tại xã Hà Yên để bán nước cho nhiều hộ dân, thuộc 4 xã là Hà Giang, Hà Bắc, Hà Yên và Hà Tân.

Trạm xử lý nước sạch của Công ty Hà Trung, được xây dựng trong khuôn viên khoảng 500m2 của một hộ dân (được cho là người thân của ông Mai Văn Long, Giám đốc Công ty). Theo quan sát, trạm xử lý nước này trông giống như những bể chứa nước mưa của các gia đình.

Qua tìm hiểu thực tế, được biết đơn vị này đã lấy nước từ kênh K3 gần đó, đưa về xử lý qua trạm này để bán cho các hộ dân. Về quy trình xử lý và chất lượng nước có bảo đảm hay không, chưa thông qua sự kiểm tra của bất kỳ cơ quan chức năng nào. Quá trình xây dựng, Công ty Hà Trung đã lắp đặt hơn 20km đường ống chính và hơn 50km đường ống phụ dẫn nước cho người dân.

Bà Nguyễn Thị Lan, 62 tuổi, thôn Sông Nga, xã Hà Bắc cho biết, do gia đình thiếu nước sinh hoạt nên đã nộp vào 6,5 triệu đồng để mua nước theo yêu cầu của Công ty Hà Trung.

Còn ông Mai Văn Nhợi, thôn Quang Chiên (xã Hà Giang) cho biết, do vào mùa khô ở đây thường thiếu nước, nên khi thấy có công ty về bán nước, thì gia đình đăng ký sử dụng, mặc dù ông cũng không biết nguồn nước có bảo đảm hay không. “Để lắp được đường ống nước sạch về tới nhà, gia đình tôi phải đóng hơn 7 triệu đồng”, ông Nhợi cho biết.

Lắp đặt đường ống nước chính ngay dưới mương nước
Lắp đặt đường ống nước chính ngay dưới mương nước

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thịnh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hà Trung xác nhận, việc doanh nghiệp tự ý xây dựng và bán nước cho các hộ dân là trái quy định. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Thanh Hóa đã yêu cầu tạm dừng dự án Liên hiệp trạm xử lý nước sạch tại xã Hà Yên của Công ty Hà Trung. Nguyên nhân, là do chưa thực hiện giải phóng mặt bằng nên cơ quan chức năng chưa có cơ sở để cấp phép xây nhà máy nước.

Trước đó, ngày 23/11, UBND tỉnh Thanh Hóa có văn bản về việc chưa xem xét, gia hạn thời gian hoàn thành hồ sơ, thủ tục đầu tư dự án Liên hiệp trạm xử lý nước sạch Hà Yên. Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với UBND huyện Hà Trung tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của Công ty Hà Trung trong quá trình thực hiện dự án Liên hiệp trạm xử lý nước sạch Hà Trung; đề xuất phương án xử lý, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.