Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Dự án Nhà máy nước Thăng Thọ (Nông Cống, Thanh Hóa): Bao giờ được triển khai?

Quỳnh Chi - 12:20, 27/07/2020

Dự án xây dựng Nhà máy nước Thăng Thọ với quy mô cung ứng cho 13 xã trên địa bàn huyện Nông Cống được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt từ năm 2018, nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai thi công. Điều này khiến hàng nghìn hộ dân huyện Nông Cống đang sống trong tình trạng khan hiếm nước sạch trầm trọng.

Dự án xây dựng Nhà máy nước Thăng Thọ vẫn chỉ là vùng đất bị đào nham nhở rồi bỏ hoang
Dự án xây dựng Nhà máy nước Thăng Thọ vẫn chỉ là vùng đất bị đào nham nhở rồi bỏ hoang

Xã Tượng Văn có hơn 1.200 hộ, với khoảng 5.000 nhân khẩu. Theo số liệu của UBND xã, toàn xã có 98% hộ dân sử dụng bể chứa nước mưa; nhưng do nắng hạn, hiện hơn 80% số bể tích nước của các gia đình trên địa bàn xã đã cạn nước. 

Ông Nguyễn Văn Liêm, Chủ tịch UBND xã Tượng Văn, cho biết: Để có nước sử dụng, bà con trong xã phải bỏ tiền mua với giá 80 - 100 nghìn đồng/m3. Còn với các hộ khó khăn, không có tiền mua nước thì phải lấy nước kênh Nông Giang về lắng lọc, sử dụng qua ngày. 

“Chúng tôi đã nhiều lần làm tờ trình, kiến nghị lên cấp trên, mong muốn sớm có nguồn nước sạch để sử dụng. Tuy nhiên, đến nay người dân xã chúng tôi vẫn chưa có nước sạch để dùng”, ông Liêm thông tin.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện không chỉ Tượng Văn mà có tới 13 xã khác, với hơn 70.000 dân của huyện Nông Cống đang trong tình trạng “khát” nước sạch. Để giải quyết nước sinh hoạt cho người dân, cuối năm 2018, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng Nhà máy nước Thăng Thọ để cấp nước cho các xã. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.

Được biết, Dự án do Công ty Môi trường xanh (có trụ sở tại Hà Nội) thực hiện và theo kế hoạch được khởi công vào cuối năm 2018, hoàn thành đi vào hoạt động cuối 2019. Tuy nhiên, sau 2 năm được phê duyệt, đến nay Dự án vẫn chỉ là vùng đất bị đào nham nhở rồi bỏ hoang. Phần hạng mục đáng giá nhất ở đây là một căn nhà tôn dựng tạm chỏng chơ.

Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Nông Cống, đây là Dự án của tỉnh chấp thuận và phê duyệt, trách nhiệm của huyện là giải phóng và bàn giao mặt bằng sạch để chủ đầu tư tiến hành thi công. Cuối năm 2019 đầu năm 2020, huyện đã thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, đơn vị chủ đầu tư nhiều lần vào làm việc và hứa hẹn nhưng tới nay vẫn chỉ là lời hứa.


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.