Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Đề xuất nâng mức xử phạt vi phạm hành chính về thủy lợi phòng chống thiên tai, thủy lợi, đê điều

Nguyệt Anh- CĐ - 15:09, 25/07/2021

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và khắc phục những hạn chế, bất cập trong quá trình thực thi đang áp dụng theo những quy định hiện hành.

Dự thảo đề xuất quy định mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai là 50 triệu đồng; lĩnh vực đê điều là 100 triệu đồng; lĩnh vực thủy lợi là 250 triệu đồng
Dự thảo đề xuất quy định mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai là 50 triệu đồng; lĩnh vực đê điều là 100 triệu đồng; lĩnh vực thủy lợi là 250 triệu đồng

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, thủy lợi, đê điều đã được quy định tại Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 và Nghị định số 65/2019/NĐ-CP ngày 18/7/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2017/NĐ-CP.

Ngày 13/11/2020, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2022. Luật mới ban hành có nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều. Do đó, việc xây dựng dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và khắc phục những hạn chế, bất cập là cần thiết.

Theo đó, dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng gồm 6 chương, 44 điều. Trong đó, nêu rõ hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; lĩnh vực thủy lợi, lĩnh vực đê điều; thẩm quyền xử phạt, lập biên bản vi phạm hành chính…

Trong dự thảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất quy định mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai là 50 triệu đồng; lĩnh vực đê điều là 100 triệu đồng; lĩnh vực thủy lợi là 250 triệu đồng (theo quy định hiện hành là 100 triệu đồng) để phù hợp với Khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020.

Dự thảo cũng nêu rõ mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại dự thảo Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, trừ các hành vi quy định tại Điều 13 (vi phạm về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành, sử dụng, xây mới hoặc cải tạo công trình theo quy định tại Điều 18a và Điều 19 Luật Phòng, chống thiên tai); Điều 14 (vi phạm về xây dựng và thực hiện phương án ứng phó thiên tai) thì áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn.