Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thanh Hóa: Nhiều hộ dân vẫn bám trụ ở nơi nguy hiểm

Quỳnh Trâm - 10:06, 08/11/2019

Tại thời điểm tháng 8/2018, trận lũ lịch sử ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhà ở của hơn trăm hộ dân xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa). Để ổn định cuộc sống cho người dân, chính quyền địa phương đã triển khai tái định cư cho các hộ tới nơi an toàn. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều hộ ở bản Co Me và bản Pạo bám trụ ở vùng đất nguy hiểm chưa di chuyển.

Bà Hà Thị Ngoạn vẫn đang bám trụ trong ngôi nhà thuộc khu vực có nguy cơ sạt lở đất.
Bà Hà Thị Ngoạn vẫn đang bám trụ trong ngôi nhà thuộc khu vực có nguy cơ sạt lở đất.

Nhiều khó khăn …

Hỏi về nguyên nhân vì sao gia đình vẫn chưa chịu di dời đến nơi ở mới an toàn, bà Hà Thị Ngoạn, ở bản Co Me, xã Trung Sơn chia sẻ: Mặc dù được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ cho mỗi hộ di dời số tiền 40 triệu đồng/hộ. Tuy nhiên, để xây cất nhà mới, chi phí cũng phải hơn 100 triệu đồng, trong khi kinh tế của gia đình khó khăn, không có thu nhập gì. Gia đình cũng đã huy động anh em, họ hàng hỗ trợ cho vay để xây nhà mới, thế nhưng vẫn không đủ tiền làm. Vì vậy, chúng tôi vẫn phải ở nhà cũ.

Theo một số hộ dân, ngoài khó khăn về kinh phí, thì diện tích đất tại khu tái định cư chia cho các hộ dân rất hẹp. Khi di dời, các gia đình cũng cố gắng muốn tận dụng khung nhà cũ để giảm bớt kinh phí; tuy nhiên, diện tích đất mới không đủ với khung nhà nên khó xử lý. “Ngôi nhà sàn của gia đình tôi có diện tích gần 400m2, nhưng đất được chia khoảng 300m2 nên cũng không biết xoay xở thế nào”, ông Lương Văn Choi cho hay.

Ngoài ra, các yếu tố phong tục tập quán của đồng bào cũng là một trong những nguyên nhân các hộ không di dời nơi ở cũ. Một số hộ dân bản Co Me cho biết: Khu TĐC mới thuộc khu vực nghĩa trang của bản Co Me. Đất khu tái định cư cao hơn nghĩa trang mà theo quan niệm của người dân nơi đây, con cháu không ở cao hơn nơi tổ tiên an nghỉ. Vì vậy, các hộ dân đã đề nghị chính quyền địa phương san lấp mặt bằng khu tái định cư thấp xuống và làm vách ngăn taluy để cách ly khu vực dân ở với khu vực nghĩa trang nhưng chưa thực hiện được. 

Cần sớm tháo gỡ

Được biết, sau trận lũ lịch sử năm 2018, chính quyền đã xây dựng 4 điểm tái định cư cho 140 hộ. Thế nhưng đến nay, từ những lý do trên mà 39 hộ ở bản Pạo và bản Co Me vẫn chưa di dời. 

Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Văn Diện, Chủ tịch UBND xã Trung Sơn cho biết: Sau đợt lũ lịch sử, khu vực núi Pom Khóc Mu bị sạt lở nghiêm trọng. Phía trên đỉnh núi còn có những vết nứt có thể sẽ tiếp tục gây sạt lở đất nếu vào mùa mưa bão. Vì vậy, chính quyền địa phương đã tuyên truyền, vận động người dân nhanh chóng di dời đến nơi ở mới. Tuy nhiên, khó khăn nhất vẫn là do người dân không có kinh phí xây dựng nhà mới. Trong khi đó, mức hỗ trợ của Nhà nước còn thấp.

“Giải pháp hiện nay của huyện cũng chỉ là tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ thu xếp, tính toán khẩn trương di dời vào khu tái định cư để đảm bảo an toàn”, ông Diện cho biết.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.