Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sống bất an vì nguy cơ sạt lở đất

PV - 14:32, 19/09/2018

126 hộ dân của xã Thông Thụ, huyện Quế Phong (Nghệ An) nằm trong diện sạt lở đất và lũ quét cần phải được di dời, trong đó có 33 hộ dân cần được di dời khẩn cấp. Thế nhưng, hơn 10 năm nay, các hộ dân vẫn chưa được di dời, mặc dù cách đó không xa, một khu tái định cư (TĐC) đã được xây dựng đang bỏ hoang.

sạt lở đất nguy cơ sạt lở cuốn trôi đất và nhà ở Mường Phú và Mường Piệt luôn trong tình trạng báo động.

Sống trong nỗi lo

Thời gian qua, người dân ở các bản Mường Phú, Mường Piệt, xã Thông Thụ luôn sống trong sợ hãi mỗi khi mùa mưa lũ về. Điển hình như gia đình ông Lương Hòa ở bản Mường Phú. Ông Hòa nói gia đình ông định cư ở bản Mường Phú được hơn 20 năm nay. Trong những năm trước, đã có nhiều lần lũ đổ về nhưng chỉ làm cho phần đất phía sau gia đình bị sạt lở. Qua mỗi mùa lũ, ông và mọi người trong gia đình lại kè đắp lại. Không ngờ cơn lũ tháng 7/2018 quá mạnh đã cuốn trôi toàn bộ ngôi nhà của gia đình ông. Đến nay, gia đình vẫn chưa tìm được chỗ ở ổn định.

Cùng chung hoàn cảnh, bà Vi Thị Tường chia sẻ: Vừa qua, huyện cũng hỗ trợ 20 triệu đồng. Nhưng số tiền này không đủ để gia đình mua được một mảnh đất, huống gì còn tiền dựng nhà. Gia đình bà vẫn đang loay hoay chưa biết tính sao.

Ông Quang Văn Tuấn, Trưởng bản Mường Phú cho biết: Sau cơn lũ đến nay, cả bản vẫn còn gần 10 hộ dân chưa có nơi ở. Đây là những hộ bị ảnh hưởng lũ gây sạt lở mất nền nhà.

Bà Lương Thị Hồng, Chủ tịch UBND xã Thông Thụ cho biết, hiện có 126 hộ dân ở xã Thông Thụ sống hai bên bờ suối, hàng năm phải đối diện với nguy cơ lũ quét và sạt lở đất, trong đó có 33 hộ dân ở 2 bản Mường Phú và Mường Piệt cần được di dời khẩn cấp. Đặc biệt, một số hộ dân đã bị lũ quét và đến nay chưa có nơi ở. Chính quyền rất trăn trở, nhiều lần đề nghị lên huyện, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Xã thì không có kinh phí hỗ trợ nên đành bất lực…

Khu tái định cư bỏ hoang

Điều đáng nói ở đây là, dù người dân 2 bản Mường Phú và Mường Piệt nằm trong vùng nguy cơ sạt lở cao chưa có giải pháp để di dời, thì cách đó chừng 3km, một khu TĐC được đầu tư xây dựng, với số tiền hàng chục tỷ đồng đang bỏ hoang.

Qua tìm hiểu, đây là khu TĐC Pù Sai Cáng 2, thuộc xã Thông Thụ, huyện Quế Phong, là 1 trong 17 điểm TĐC được đầu tư xây dựng theo Quyết định số 1414/QĐUBND-CN ngày 17/4/2009 của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt về việc quy hoạch tổng thể di dân TĐC Dự án Thủy điện Hủa Na, phục vụ việc xây dựng công trình Thủy điện Hủa Na trên địa bàn 2 xã Đồng Văn và Thông Thụ.

Khu TĐC Pù Sai Cáng 2 được xây dựng với mục đích di dời 28 hộ dân nằm trong diện di dời để xây dựng công trình đến cư trú. Nhưng 28 hộ dân nói trên đã tự đi tìm đất ở và định cư ở vị trí khác nên hiện nay khu TĐC này vẫn bỏ hoang.

Ông Hoàng Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty Thủy điện Hủa Na cho biết: Khu TĐC Pù Sai Cáng 2 do chúng tôi làm chủ đầu tư đã xây dựng khá cơ bản về các hạng mục trên nền đất vững, đang trong giai đoạn hoàn thiện, thì các hộ dân thông báo không đến ở nên chúng tôi ngừng lại. Vừa qua, phía huyện Quế Phong ngỏ ý muốn xin lại khu TĐC này để di dời các hộ dân trong diện lũ quét. Phía Công ty hoàn toàn đồng ý và không có bất cứ yêu cầu nào. Hy vọng rằng, sẽ có người đến ở để đỡ lãng phí.

Ông Lê Văn Giáp, Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho biết: huyện cũng đã có phương án chuyển các hộ dân nói trên ở Mường Phú và Mường Piệt đến khu TĐC Pù Sai Cáng 2. Việc duyệt cho các hộ dân đến với khu TĐC này sẽ giải quyết được 3 vấn đề. Đó là, giải quyết được tình hình nguy cấp về nhà ở của các hộ dân bị sạt lở; vừa tiết kiệm được ngân sách đầu tư cho Nhà nước; vừa chống lãng phí ở khu TĐC bỏ hoang lâu nay.

“Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất, vẫn là nguồn kinh phí đầu tư để tiếp tục hoàn thành các hạng mục để người dân có thể chuyển đến ở tại khu tái định cư này. Vấn đề này, huyện đang chờ ý kiến của tỉnh và các ban, ngành liên quan để thực hiện” , Chủ tịch huyện Lê Văn Giáp cho hay.

Với phương án mà địa phương đặt ra là rất khả thi. Tuy nhiên, để triển khai được, đòi hỏi chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng phải ưu tiên khẩn trương vào cuộc giúp người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống.

MINH THỨ - HỒ PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.