Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nơi ở mới, nỗi lo cũ

PV - 10:33, 06/09/2019

Để đưa những hộ dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt lũ tháng 8/2018, UBND huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng khu tái định cư (TĐC) tập trung Na Chừa, xã Mường Chanh. Hiện đã có 66/69 hộ thuộc dự án chuyển về sinh sống. Tuy nhiên, khi về nơi ở mới, người dân vẫn tiếp tục đối diện với nguy hiểm từ sạt lở.

Dân sống trong bất an

Ông Hà Trọng Ời, một cư dân chuyển đến sống tại khu TĐC Na Chừa cho biết: Vào tháng 8/2018, gia đình ông bị lũ cuốn trôi hết nhà cửa tài sản nên bơ vơ không biết sống như thế nào. Rất may năm 2019, gia đình ông được đưa về khu TĐC Na Chưa. Thế nhưng, niềm vui ngắn chẳng tày gang. Ở nơi đây, gia đình ông tiếp tục đối mặt với sạt lở. Mấy ngày hôm nay, nước lũ đổ xuống ầm ầm tạo thành dòng thác nước. Nhiều hố sạt chạy dài sát hông nhà… cả gia đình tôi lo sợ không dám ngủ, lúc nào cũng trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng chạy lũ.

Cách nhà ông Ời không xa, những điểm sạt lở cao đến nóc nhà sàn xuất hiện ngày càng nhiều. Có nơi, phần bị sạt chỉ cách móng nhà dân chừng vài ba mét.

Tình hình sạt lỡ nghiêm trọng tại khu TĐC Na Chừa. Tình hình sạt lỡ nghiêm trọng tại khu TĐC Na Chừa.

Hộ anh Lương Văn Tâm gần điểm sạt lở vô cùng lo lắng: Sạt lở như thế này thì nguy hiểm lắm. Nếu tình trạng này kéo dài, chắc gia đình tôi chẳng dám ở đây. Chúng tôi mong các cấp có thẩm quyền quan tâm, khắc phục những mặt còn tồn tại ở khu TĐC Na Chừa để người dân yên tâm sinh sống.

Theo quan sát, cũng tại khu vực này đã xuất hiện những vết nứt dài gần 30m, rộng từ 10-30cm sát một số ngôi nhà dân. Sau đợt lũ do ảnh hưởng của bão số 3, số 4 vừa rồi, bà con phải huy động nhân lực, dùng cuốc, xẻng trám đất và cát vào các vết nứt…

Có thể nhìn rõ, hiện hạ tầng khu TĐC Na Chừa đã sạt lở, sụt lún nhiều vị trí, nhiều vết sạt lớn trên các ta luy dương. Đáng ngại khi những vách sạt cao từ 3 đến 5m và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Đặc biệt, nhìn từ đỉnh núi chạy thẳng xuống là 2 nhánh của dòng suối, gây nên 2 vùng sạt chạy dài, sâu hoắm. Một cây cột điện mới được chôn, chưa kịp đấu điện đã đổ ngang, nằm sõng soài. Con đường chính của khu TĐC vẫn còn nhiều đoạn ngổn ngang bùn đất, gây khó khăn cho việc đi lại…

Cần sớm hoàn thiện dự án

Được biết, khu TĐC bản Na Chừa được triển khai trên diện tích 1,73ha do UBND huyện Mường Lát làm chủ đầu tư, với tổng nguồn vốn 16 tỷ đồng cho riêng phần xây dựng hạ tầng. Còn người dân được hỗ trợ một phần tiền để xây dựng nhà sàn, làm nhà vệ sinh tại khu ở mới. Tới thời điểm hiện tại đã có 66/69 hộ dân với 323 nhân khẩu chuyển đến sinh sống.

Ông Lâu Văn Ngọc, cán bộ Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Mường Lát cho biết, theo thiết kế của dự án, vị trí các dòng suối chảy xuống hiện nay phải lắp ống cống tròn để thoát lũ. Thế nhưng, đơn vị thi công chưa triển khai nên nước xối làm sạt lở nặng.

"Chúng tôi cũng đã kiểm tra, nắm được tình hình sạt lở và sụt lún tại khu TĐC bản Na Chừa. Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện cũng đã yêu cầu nhà thầu triển khai nhanh các hạng mục còn lại. Hiện nhà thầu đã đổ các cống, sắp tới sẽ tiến hành lắp đặt đường ống", ông Ngọc nói.

Còn ông Lục Văn Tâm, Chủ tịch UBND xã Mường Chanh cho rằng: “Trong thiết kế dự án phải kè các taluy, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Việc chậm lắp ống cống dẫn nước suối từ đỉnh núi, chảy qua bản cũng được coi là nguyên nhân chính gây sạt lở”.

Cũng theo ông Tâm, mới đây, tại hộ gia đình anh Vi Văn Sụm bị lún, nền xuất hiện vết nứt rộng khoảng 20cm, dài khoảng 5-6m. Xã đã phải huy động người đến khắc phục tạm bằng cách trộn cát, sỏi và xi măng trám đầy vết nứt.

“Chính quyền mong rằng nhà thầu và các đơn vị liên quan sớm hoàn thiện tất cả các hạng mục hạ tầng, sớm bàn giao như các điểm TĐC khác, để bảo đảm an toàn cho Nhân dân khi mà thời điểm này mới là đầu mùa mưa lũ!”, ông Tâm lo lắng nói.

Có thể thấy, những lo lắng của người dân là hoàn toàn có cơ sở, và trách nhiệm thuộc về phía nhà thầu thi công!

Vậy nhưng, khi làm việc với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Giám đốc Công ty Khánh Linh đơn vị thi công lại cho rằng: “Hiện tại chúng tôi không chậm về tiến độ. Việc chưa đấu mắc đường ống, lát mái taluy là có những khó khăn riêng. Đồng thời, đến thời điểm này, phía chủ đầu tư mới chỉ mới được dải ngân 9 tỷ đồng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho phía nhà thầu”.

QUỲNH TRÂM - HÀ GIANG

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.