Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Ngãi: Tái định cư... rồi lại tái định cư!

Thành Nhân - 10:42, 16/10/2019

Dự án Thủy điện Đăkđrinh nằm trên địa bàn huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi), được khởi công xây dựng từ năm 2007, hoàn thành vào năm 2013, do Công ty CP Thủy điện Đăkđrinh (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) làm chủ đầu tư. Để phục vụ cho việc xây dựng nhà máy thủy điện này, nhiều hộ đồng bào DTTS ở huyện miền núi Sơn Tây đã nhường đất, chuyển tới các khu tái định cư (TĐC). Thế nhưng, khi ở chưa “ấm chỗ” thì đồng bào lại phải di dời đi nơi khác, chính quyền lại phải tính đến chuyện tái định cư...

Tại khu TĐC thôn Nước Vương, tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng đến an toàn của người dân.
Tại khu TĐC thôn Nước Vương, tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng đến an toàn của người dân.

Những ngôi nhà rỗng ruột

Theo UBND huyện Sơn Tây, địa phương có 3 khu TĐC tập trung do Nhà nước thu hồi đất thực hiện Dự án thủy điện Đăkđrinh, gồm: Khu TĐC thôn Nước Vương, xã Sơn Liên có 25 hộ; khu TĐC ĐăkLang xã Sơn Dung có 38 hộ và khu TĐC Anh Nhoi, xã Sơn Long có 27 hộ. Tuy nhiên, các hộ dân sau khi được TĐC, địa phương lại phải tiếp tục TĐC do các khu TĐC này bị sạt lở nghiêm trọng. Một số hộ gia đình đã di chuyển đến khu vực khác sinh sống, để lại những căn nhà rỗng ruột, cỏ dại mọc đầy sân. 

Ông Phan Huỳnh Sơn, Chủ tịch UBND xã Sơn Liên, cho biết: Bắt đầu từ năm 2017, tình trạng sạt lở tại khu TĐC Nước Vương diễn biến phức tạp. Số nhà bị sạt lở đe dọa tăng lên theo từng năm. Theo thống kê, hiện có 6/25 hộ TĐC phải tiếp tục TĐC lại. 

Tương tự, khu E của khu TĐC Nước Vương cũng nằm ngay trên vị trí đất yếu, dễ sạt lở, mùa mưa tháng 11/2017, 2 ngôi nhà của ông Đinh Văn Tuấn và Đinh Văn Trung bị sạt lở cuốn trôi cả trăm mét, một số ngôi nhà khác trong khu đang bị đe dọa nghiêm trọng. Sạt lở cũng khiến con đường bê tông nội vùng bị gãy đôi, nứt toát, tạo ra “hố tử thần” sâu hoắm. Nhiều hộ dân đã bỏ nhà chuyển đi nơi khác, chính quyền phải dựng rào chắn, cắm biển cảnh báo nguy hiểm.

Tại xã Sơn Long, tình trạng sạt lở tại các phân khu TĐC thủy điện Đăkđrinh cũng làm chính quyền địa phương đau đầu. Hiện đã có 3/27 hộ dân tại khu TĐC Anh Nhoi phải di dời chỗ ở. Nhiều ngôi nhà khác cũng có nguy cơ bị sạt lở đe dọa khi mùa mưa bão đang đến gần. 

Ông Đỗ Thanh Vượt, Chủ tịch UBND xã Sơn Long, cho biết: Sạt lở đe dọa nhà nên người dân họ đi nơi khác ở, nhiều người phải di dời đến nơi ở tạm nếu có mưa lũ lớn. Một số hộ dân quay về vùng lòng hồ vì ở đó họ còn đất sản xuất. Chính quyền đã vận động nhưng người dân họ vẫn quyết đi.

Cần một giải pháp bền vững

Việc phải TĐC lại cho người dân là một thách thức không nhỏ cho các địa phương miền núi. Theo ông Phan Huỳnh Sơn, Chủ tịch UBND xã Sơn Liên, di dời những hộ dân có nhà gần vị trí sạt lở là điều bắt buộc, nhưng địa phương không có kinh phí nên không thể thực hiện. 

Nguyên nhân chính gây ra sạt lở tại các khu TĐC là do chọn địa điểm chưa phù hợp và đầu tư hạ tầng còn nhiều bất cập nên sau khi người dân chuyển về ở một thời gian phải tiếp tục di chuyển đến nơi ở khác. 

Ông Đinh Quang Ven, Quyền Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây, cho biết: Việc phải TĐC lại cho các hộ đã TĐC là vấn đề tồn tại nhiều năm nay tại huyện Sơn Tây. Tình trạng nhà ở TĐC bị sạt lở đe dọa là một bất cập khi đầu tư xây dựng các khu TĐC. Khi xây dựng khu TĐC, các ngành chức năng chưa đánh giá hết được tác động của thời tiết, nên đã bị sạt lở trong mùa mưa bão. Đồng thời, Sơn Tây là huyện miền núi, các khu TĐC đều phải san ủi núi để xây dựng, nên việc bị sạt lở là khó tránh khỏi.


Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.