Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thanh Hóa: Người có uy tín ở Lang Chánh góp sức xây dựng quê hương

Quỳnh Trâm - 09:07, 17/11/2024

Toàn huyện Lang Chánh hiện có 75 Người có uy tín được cộng đồng suy tôn. Những năm qua, với vai trò là “cầu nối” quan trọng giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân, những Người có uy tín không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, mà còn là trung tâm tạo nên sự đoàn kết, phát huy tinh thần tự lực, tự cường trong cộng đồng đóng góp vào sự phát triển chung của huyện.

Đi đầu thực hiện các chương trình chính sách dân tộc

Những năm qua, trên địa bàn huyện Lang Chánh, để triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia: Giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới hay Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng DTTS miền núi giai đoạn 2021-2025,  Người có uy tín đều đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động, giải thích để người dân vùng DTTS hiểu và đồng lòng cùng với Đảng bộ và chính quyền địa phương thực hiện.

Ông Lê Văn Cốc, (người mặc áo xanh) là Người có uy tín khu phố Oi, thị trấn Lang Chánh luôn được bà con tin tưởng và tín nhiệm
Ông Lê Văn Cốc, (người mặc áo xanh) là Người có uy tín khu phố Oi, thị trấn Lang Chánh luôn được bà con tin tưởng và tín nhiệm

Minh chứng như ông Lê Văn Cốc, Trưởng ban công tác Mặt trận khu phố Oi, thị trấn Lang Chánh, là một điển hình về vai trò kết nối giữa chính quyền và người dân. Được dân bầu làm Người có uy tín từ năm 2012, ông đã cùng chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước, vận động Nhân dân xóa bỏ hủ tục, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống và đoàn kết cộng đồng.

Ông Cốc đã kêu gọi, vận động Nhân dân hiến đất, hiến cây để xây dựng nhà văn hóa và làm hơn 1.000m đường bê tông. Nhờ sự tận tâm của ông, khu phố Oi đã có những bước tiến quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Phong trào xây dựng khu phố "Sáng, xanh, sạch, đẹp và an toàn" được người dân tích cực hưởng ứng, góp phần tạo nên môi trường sống lành mạnh, gắn bó giữa các thành viên trong cộng đồng.

Ông Cốc chia sẻ: Ông luôn ý thức sâu sắc trách nhiệm của mình trong việc gắn kết cộng đồng và xây dựng quê hương. Để không phụ lòng tin của bà con, ông đã tích cực phối hợp với các tổ chức ở cơ sở thực hiện công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. 

Ông Cốc còn bảo, Người có uy tín không chỉ là "cầu nối" giữa chính quyền và Nhân dân, mà còn phải làm gương, đi đầu trong các phong trào thi đua phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự và bảo tồn văn hóa truyền thống, như vậy người dân mới tin tưởng và nghe ý kiến của mình, mới vận động được bà con đoàn kết, tự lực vươn lên phát triển kinh tế, chung tay xây dựng bản làng.

Ở bản Ngàm Pốc xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh, ông Lò Viết Lâm, dân tộc Thái, không chỉ là Người có uy tín trong thôn, mà ông là người luôn trăn trở với việc bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc. Những năm qua, ông sưu tầm, luyện tập và phổ biến các bài hát, điệu múa của dân tộc Thái đen trong cộng đồng; tổ chức thành lập và là chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn hóa Dân gian xã Yên Thắng (CLB Văn hóa Dân gian).

 Ông Lò Viết Lâm, Người có uy tín bản Ngàm Pốc, Chủ nhiệm CLB Văn hóa dân gian (Ảnh: Minh Tâm)
Ông Lò Viết Lâm, Người có uy tín bản Ngàm Pốc, xã Yên Thắng, Chủ nhiệm CLB Văn hóa dân gian luôn trăn trở với việc bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc. (Ảnh: Minh Tâm)

Ông Lâm cho biết: Từ năm 2020, xã Yên Thắng đã có tiêu chí và phục dựng lại lễ hội Mường Đen. Tuy nhiên, nhận thấy thế hệ con cháu bây giờ am hiểu và nhìn nhận về bản sắc văn hóa dân tộc có phần bị mai một do những tác động khách quan từ cuộc sống, nên một số người dân chúng tôi có chung sở thích yêu văn hóa truyền thống đã thành lập CLB. Ngoài việc gìn giữ, phát huy và lan tỏa những nét đẹp của bản sắc dân tộc Thái đen, chúng tôi cũng đã tham gia vận động, tuyên truyền, giúp con cháu nhìn nhận sâu sắc về lễ hội, về bản sắc dân tộc. 

Anh Hà Ngọc Hòa, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Yên Thắng cho biết: Sau khi Lễ hội Mường Đen của người Thái đen được phục dựng, nhiều thanh niên cũng đã quan tâm   tìm hiểu văn hóa nghệ thuật dân gian; và bằng nhiều cách để bảo tồn, lan tỏa  những nét đẹp, giá trị văn hóa dân tộc đến với cộng đồng, như việc tham gia các hoạt động biểu diễn văn nghệ; quảng bá trên mạng xã hội...

Theo ông Lâm, điều đáng mừng là trong quá trình hoạt động, CLB Văn hóa Dân gian được tỉnh giới thiệu và đi học tập, thăm quan tổ chức biểu diễn tại Hà Nội và Bình Định, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Bằng khen.

Một nghi thức trong Lễ truyền thống Mường Đen của đồng bào Thái
Một nghi thức trong Lễ truyền thống Mường Đen của đồng bào Thái

Vì sự phát triển của quê hương

Huyện Lang Chánh có 52.698 người, trong đó đồng bào DTTS chiếm hơn 89,8%. Qua bình chọn và tôn vinh, toàn huyện hiện có 75 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Với vai trò nòng cốt, những Người có uy tín ở huyện Lang Chánh đã luôn tích cực phối hợp với cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể cơ sở vận động con cháu, gia đình, dòng họ chấp hành các quy định pháp luật.

 Trong đó, nổi bật là tuyên truyền Nhân dân hưởng ứng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” gắn với Đề án 375; Chỉ thị số 10 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về “Xây dựng khu dân cư an toàn về an ninh trật tự”, và thực hiện hiệu quả tiêu chí số 19 về “Giữ vững an ninh trật tự, xã hội nông thôn” thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Nhờ đóng góp của những Người có uy tín như ông Lê Văn Cốc và ông Lò Viết Lâm và rất nhiều những tấm gương tiêu biểu khác, đến nay trên địa bàn huyện Lang Chánh đã xây dựng được 58/78 khu dân cư đạt chuẩn” không phát sinh tội phạm”; 61/78 khu dân cư không phát sinh người nghiện ma túy, mô hình dòng họ tự quản về an ninh trật tự ở các xã được xây dựng và hoạt động hiệu quả.

 Bên cạnh đó, nhiều Người có uy tín còn là trung tâm đoàn kết các dân tộc, tuyên truyền và vận động đồng bào phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư, giữ gìn an ninh - trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Với tinh thần cần cù, sáng tạo, giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, mong được cống hiến thật nhiều cho gia đình và xã hội, không ít Người có uy tín còn là tấm gương sáng trong phong trào “Sản xuất giỏi, công tác xã hội tốt” do địa phương phát động. 

 Đồng thời, Người có uy tín luôn động viên con cháu, người thân và bà con Nhân dân trong thôn phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để tăng thu nhập, nâng cao đời sống; chung sức, chung lòng cùng các cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện hiệu quả các chương trình MTQG.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Không chỉ là tấm gương mẫu mực trong làm kinh tế giỏi, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong thời gian qua, lực lượng già làng, trưởng thôn, Người có uy tín ở Quảng Nam đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi các hủ tục, tệ nạn, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ đó, nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền của tỉnh.